Có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương?

Rắc bột kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng là mẹo dân gian được truyền miệng và được rất nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương? Có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương?

Rắc bột kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng là mẹo dân gian được truyền miệng và được rất nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Có nên rắc thuốc kháng sinh lên vết thương?

Xét về góc độ chuyên môn, rắc thuốc kháng sinh lên vết thương là thói quen nguy hiểm sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng sau:

Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở dễ gây dị ứng, sốc phản vệ

Trước tiên cần phải khẳng định là rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng không có tác dụng điều trị, ngược lại dễ làm nặng thêm vết thương và có thể gây dị ứng, sốc phản vệ. Khi rắc thuốc kháng sinh trực tiếp vào vết thương hở làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ. Về mặt y học, sốc phản vệ có thể do cơ địa người bệnh dị ứng với một số kháng sinh như dòng Penicillin (một kháng sinh có tỷ lệ bệnh nhân dị ứng cao, nếu bệnh nhân đã nhạy cảm quá mức với kháng sinh này thì tiếp xúc theo đường nào: ngoài da, uống, thậm chí ngửi... cũng có thể bị sốc phản vệ) nhưng cũng không thể loại trừ nguyên nhân từ bản thân việc bôi kháng sinh một cách tùy tiện. Dị ứng kháng sinh thường nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh chóng.

vicare.vn-co-nen-rac-thuoc-khang-sinh-len-vet-thuong-body-1
Tuyệt đối không được rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở

Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương không có tác dụng phòng, chống nhiễm khuẩn

Sau khi rắc một vài giờ, bột thuốc kháng sinh sẽ khô lại, nồng độ kháng sinh thấm vào các mô bị tổn thương là không đáng kể và không có ý nghĩa phòng, chống nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp sau vài ngày rắc bột kháng sinh liền bị sưng tấy, gây sốt. Sau khi lột lớp bột kháng sinh đã khô ở bên ngoài ra thì bên trong toàn mủ và mô hoại tử.

Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương làm vết thương lâu khỏi, chậm lên da non

Sau khi rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hay vết bỏng chỉ vài giờ, bột kháng sinh sẽ làm thành một lớp vỏ khô, dày như một hàng rào vật lý cản trở sự thâm nhập của các yếu tố bảo vệ tự nhiên từ cơ thể đến vết thương như: máu, kháng thể, bạch cầu hoặc kháng sinh đường uống; đồng thời lớp vỏ khô này sẽ hạn chế lên mô hạt và kéo da non (sự lành vết thương). Khi phản ứng viêm tại chỗ tăng lên thì lớp vỏ khô dày sẽ cản trở gây ứ đọng dịch viêm. Do đó vết thương sẽ chậm lành, thậm chí diễn biến nặng hơn. Bên cạnh đó, lớp vỏ thuốc kháng sinh còn hạn chế sự lên mô hạt và kéo da non tại vị trí tổn thương. Vì vậy, việc rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở còn làm vết thương chậm lên da non.

Trên đây là 3 nguy cơ chính khi rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở. Như vậy, việc rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở không có ý nghĩa điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí nguy hiểm. Đã có những trường hợp vết thương hở tiến triển gây nhiễm trùng máu vì chỉ rắc kháng sinh mà không áp dụng biện pháp điều trị nào khác. Rất tiếc là mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ giới chuyên môn, hiện nay tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh về rắc lên vết thương hở còn khá phổ biến.

Sơ cứu và điều trị vết thương đúng cách

vicare.vn-co-nen-rac-thuoc-khang-sinh-len-vet-thuong-body-2

Với các vết thương nhẹ, có thể dùng dung dịch povidon iod hoặc nước muối loãng để sát trùng. Bạn cần giữ cho vết thương được sạch sẽ, thoáng. Đặc biệt lưu ý không rắc bất cứ một loại thuốc gì lên vết thương, kể cả các loại lá hoặc thuốc bột khác. Các vết thương có thể cần được đắp gạc, thay băng hàng ngày. Khi thay băng như vậy, các tế bào chết bong ra sẽ được lấy đi, tạo điều kiện cho mô hạt mọc tốt, tế bào da mới sẽ nhanh tái tạo.

Trong trường hợp bị vết thương sâu, lớn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thì bạn nên đi bệnh viện để được điều trị, không tự ý dùng thuốc, bệnh sẽ nặng hơn.

Xem thêm:

  • Vết thương hở có nên băng kín?
  • Cách sát trùng vết thương hở
  • Bị vết thương hở có nên ăn cá không?