Có nên nhổ hết răng số 8 không?
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, là răng hàm mọc trễ, thường vào những năm tuổi 20. Đa phần mỗi người có 4 răng khôn, tuy nhiên có thể ít, nhiều hơn, hoặc mọc không hoàn toàn. Đây là răng có nguy cơ gây ra các vấn đề răng miệng ở người trưởng thành nhiều hơn so với những lợi ích của nó khi tồn tại. Vậy có nên nhổ hết răng số 8 không?
Có nên nhổ hết răng số 8 không?
Răng số 8 có vị trí, số lượng như thế nào trong bộ răng của chúng ta?
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn hay răng nhai thứ 3, là một trong ba răng hàm trong bốn phần của bộ răng. Trong đó, răng khôn nằm sau nhất. Tuổi lúc răng khôn mọc lên thì tùy người, nhìn chung thì nó thường mọc vào trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi. Phần lớn người lớn có 4 răng khôn, mỗi răng nằm ở mỗi phần tư của bộ răng, nhưng có người không có răng khôn, hay ít hơn, hay nhiều hơn 4.
Lịch sử tên gọi răng khôn của răng số 8
Về phương diện giải phẫu học, đây là răng số 8, nhưng mọi người thường biết đến nó với tên gọi răng khôn, bởi vì sự xuất hiện muộn của nó sau các răng khác, vào thời điểm mà người ta ở tuổi được xem là “khôn ngoan hơn hồi nhỏ”. Sự mọc răng khôn đã được y văn ghi nhận là gây ra vấn đề răng miệng ở thanh niên lứa tuổi lao động, đặc biệt chú ý trong bút văn của nhà triết học lừng danh Aristoteles:
“Những chiếc răng cuối cùng xuất hiện ở con người là các răng hàm gọi là 'răng khôn', xuất hiện ở tuổi hai mươi, ở cả hai giới. Các trường hợp đã được biết đến ở những phụ nữ từ tám mươi tuổi trở lên, ở độ tuổi quá “rành đời”, những chiếc răng khôn mọc lên, gây ra nỗi đau lớn dữ dội; và các trường hợp đặc biệt này cũng xảy ra ở nam giới lớn tuổi. Điều này xảy ra, khi nó xảy ra, là trong các trường hợp những người mà răng khôn không xuất hiện trong những tuổi 20”.
Chức năng của răng số 8
Răng khôn là răng hàm thứ 3 mọc xuất hiện sau nhiều năm tiến hóa của loài người, giúp loài người nhai được mô thực vật. Bởi vì các giả thuyết trước đó cho rằng xương sọ của người tối cổ có kích thước xương hàm lớn hơn so với người hiện đại, điều này có khả năng giúp loài người lúc ấy nhai nhỏ thực vật để bù đắp sự thiếu chức năng sinh lý của loài người là không thể tiêu hóa cellulose- một thành phần cấu tạo của mô thực vật. Sau quá trình tiến hóa, bằng sự phát triển nông nghiệp cách đây hơn 10,000 năm, loài người tiêu thụ thức ăn mềm hơn, bao gồm carbohydrate và thức ăn giàu năng lượng. Những chế độ ăn như thế đã cơ bản hình thành sự tiến hóa về hàm mặt của con người, hàm phát triển giảm độ nhô về phía trước hơn so với tổ tiên của chúng ta, vì thế hàm ít không gian cho răng khôn phát triển.
Chỉ định của nhổ răng số 8
Răng khôn từ lâu đã được xác định là căn nguyên của nhiều vấn đề răng miệng và là răng thường xuyên bị ảnh hưởng nhất trong bộ răng. Vấn đề gây ra bởi răng khôn xưa nhất được y văn ghi nhận là một người phụ nữ châu Âu vào thời nền văn hóa Magdalena (18000-10000 trước Công Nguyên), sự thiếu không gian trong hàm cho phép sự mọc của răng khôn gây hệ quả là bệnh lý viêm nha chu và sâu răng. Có ít hơn 2% người trên 65 tuổi còn giữ được răng khôn mà không bị sâu hay bệnh nha chu và có khoảng 13% còn giữ nguyên răng khôn mà không bị sâu hay mắc bệnh nha chu.
Như bản chất tiến hóa và sự bất thường về vị trí mọc, số lượng răng mọc đã đề cập ở các phần trên, mà răng khôn thường hay gây ra các vấn đề răng miệng. Nên răng khôn thường được nhổ dự phòng hoặc khi các vấn đề xảy ra, chứ không có chỉ định ưu tiên bảo tồn như các răng khác. Tuy nhiên, một số hiệp hội y khoa, trong đó có tổ chức chăm sóc và sức khỏe quốc gia ở Anh, khuyến cáo về việc không nên nhổ răng khôn dự phòng.
- Răng khôn gây ra vấn đề về nướu. Răng khôn mọc trên hàm không đủ không gian lấn át các răng khác và gây sưng đau, đặc biệt là khi chúng chỉ mọc ra một phần (khi răng được đẩy qua xương hàm và mô nướu vào miệng). Răng khôn mọc một phần (do không có đủ không gian trong hàm) có thể dẫn đến nhiễm trùng, u nang hoặc khối u trong mô nướu hoặc xương hàm. Đây là những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực toàn cơ thể.
- Sự mọc của răng khôn có thể gây tổn thương cho các răng lân cận. Các túi hình thành xung quanh răng khôn mọc không hoàn toàn tạo ra các vùng cho mảng bám, vi khuẩn và thức ăn tích tụ. Sâu răng trên chân răng có thể phát triển ở những khu vực này. Nếu sâu răng phát triển trên chân răng lân cận, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn và răng lân cận.
- Vị trí của răng cản trở chuyển động của hàm hoặc ảnh hưởng đến chức năng nhai dưới bất kỳ hình thức nào. Có phải răng khôn cạ các mô mềm trong miệng của bạn? Nó có khiến bạn cắn má không? Có phải thức ăn bị kẹt dưới mô nướu xung quanh răng khôn và gây ra sưng hoặc đau nướu trong khi nhai? Đây là những vấn đề cần được giải quyết để giữ cho bạn nhai thức ăn tốt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Răng khôn được xác định là mọc không hoàn toàn và răng có thể kèm theo (1) di chuyển theo hướng chân răng lân cận hoặc (2) sẽ không bao giờ tiếp xúc với răng đối diện. Răng khôn di chuyển trong xương hàm khi chúng mọc. Nếu răng di chuyển theo hướng chân răng liền kề và gây áp lực lên chúng, chân răng của những răng chịu áp lực này sẽ bị tái hấp thu. Điều này sẽ làm hỏng vĩnh viễn răng kế cận và sẽ cần phẫu thuật trên chân răng bị ảnh hưởng hoặc nhổ bỏ răng. Ở trường hợp khác, nếu rõ ràng rằng răng khôn sẽ không tiếp xúc với răng đối diện của nó, nghĩa là răng vô dụng về mặt chức năng và những rủi ro của việc giữ nó thường có thể vượt xa lợi ích của việc giữ nó. Ngược lại, nếu răng khôn của bạn bị mọc kẹt nhưng không gây hại theo bất kỳ cách nào, thì tốt nhất là để nó ở đúng vị trí.
Có nên nhổ hết răng số 8 không?
Răng khôn không được khuyến nghị nhổ khi răng:
- Khỏe mạnh
- Mọc hoàn toàn
- Nằm đúng vị trí và có đủ không gian
- Chức năng hoạt động bình thường
Chuẩn bị trước mổ răng số 8
Kế hoạch chuẩn bị trước nhổ là quan trọng vì trong một số trường hợp bệnh nhân cần được điều chỉnh thể trạng và ổn định bệnh kèm theo để đảm bảo họ có đủ điều kiện để thực hiện quy trình nhổ răng khôn, vì đây được xem là một quy trình tiểu phẫu cần chuẩn bị bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được trì hoãn nhổ răng khôn khi:
- Đang có một tình trạng nhiễm trùng cấp
- Đang sử dụng kháng sinh
- Đang sử dụng thuốc chống đông máu. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, đã có một trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc kháng đông khi vào cuộc tiểu phẫu bị mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong, vì thế, hãy đặc biệt thông báo với nha sĩ của bạn về các loại thuốc bạn đang sử dụng, dù bạn nghĩ là nó không quan trọng!
- Có tình trạng suy giảm miễn dịch
- Đang trong quá trình hóa trị
Quy trình nhổ răng số 8
Nha sĩ có thể sử dụng một trong ba loại gây mê, tùy thuộc vào độ phức tạp dự kiến của việc nhổ răng khôn và mức độ thoải mái của bạn. Các tùy chọn bao gồm:
Gây tê cục bộ. Nha sĩ thực tê cục bộ bằng một hoặc nhiều mũi tiêm gần vị trí của mỗi răng cần nhổ. Trước khi bạn được tiêm, nha sĩ của bạn có thể sẽ bôi một chất lên nướu của bạn để làm tê chúng. Bạn hoàn toàn tỉnh tảo trong quá trình nhổ răng. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy sự di động và một lực tác động lên vùng răng, nhưng bạn không thấy đau.
Gây nửa mê. Nha sĩ sẽ đưa thuốc mê an thần thông qua một đường truyền tĩnh mạch (IV) ở cánh tay của bạn. Gây mê an thần ức chế ý thức của bạn trong suốt quá trình. Bạn không cảm thấy đau và sẽ bị hạn chế về trí nhớ của quy trình. Bạn cũng sẽ được gây tê cục bộ để làm tê nướu.
Gây mê toàn thân. Trong một số tình huống đặc biệt, bạn có thể được gây mê toàn thân. Bạn có thể hít thuốc qua mũi hoặc có đường truyền tĩnh mạch ở tay hoặc cả hai hình thức. Bạn sẽ không cảm thấy đau và không có ký ức về quá trình phẫu thuật. Bạn cũng vẫn nhận một liều gây tê tại chỗ để giảm đau sau phẫu thuật.
Trong quá trình nhổ răng khôn, nha sĩ của bạn sẽ thực hiện những việc:
- Tạo một vết mổ trong mô nướu để lộ răng và xương
- Loại bỏ xương ở trên chân răng
- Chia răng thành nhiều phần nếu việc chia phần giúp nhổ răng dễ hơn
- Nhổ răng
- Làm sạch vị trí của răng bị nhỏ khỏi bất kỳ mảnh vụn răng hoặc xương
- Khâu vết thương kín để thúc đẩy quá trình lành vết thương, mặc dù việc này không phải lúc nào cũng cần thiết
- Đặt miếng gạc lên vị trí nhổ răng để kiểm soát chảy máu và giúp hình thành cục máu đông
Chăm sóc sau nhổ răng số 8
Sau cuộc nhổ răng, bạn nên làm theo hướng dẫn của nha sĩ để kiểm soát những vấn đề sau:
Chảy máu. Chảy máu rỉ rả có thể xảy ra vào ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn. Cố gắng tránh nhổ quá nhiều để tránh nhổ cả cục máu đông (cục máu đông được hình thành để cầm máu tại vết thương). Thay gạc tại chỗ theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Đau. Bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc giảm đau theo toa từ nha sĩ . Thuốc giảm đau kê toa là cần thiết nếu xương đã được loại bỏ trong nội dung của cuộc nhổ răng. Giữ một túi lạnh ở hàm ngoài cũng có thể làm giảm đau.
Sưng và bầm tím. Sử dụng một túi nước đá theo chỉ dẫn của nha sĩ. Sưng má thường cải thiện trong hai hoặc ba ngày. Bầm tím có thể mất thêm vài ngày.
Vận động. Sau khi phẫu thuật, hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi hết ngày. Tiếp tục các hoạt động bình thường vào ngày hôm sau, nhưng trong ít nhất một tuần, tránh hoạt động gắng sức có thể dẫn đến mất cục máu đông tại chỗ.
Đồ uống. Uống nhiều nước sau phẫu thuật. Đừng uống đồ uống có cồn, cafein, có ga hoặc nóng trong 24 giờ đầu. Đừng uống với ống hút trong ít nhất một tuần vì cử động hút có thể làm bong cục máu đông tại chỗ.
Đồ ăn. Chỉ ăn thực phẩm mềm, chẳng hạn như sữa chua hoặc cháo, trong 24 giờ đầu tiên. Tránh các thức ăn cứng, dai, nóng hoặc cay có thể bị kẹt chỗ phẫu thuật hoặc gây kích ứng vết thương.
Vệ sinh miệng. Đừng đánh răng, chỉ súc miệng trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Thông thường, bạn sẽ được đánh răng sau 24 giờ đầu tiên. Chải răng nhẹ nhàng ở chỗ mới phẫu thuật và từ tốn súc miệng bằng nước muối ấm mỗi hai giờ và sau bữa ăn trong một tuần.
Sử dụng thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, đừng làm như vậy trong ít nhất 72 giờ sau khi phẫu thuật - và chờ đợi lâu hơn nếu có thể. Nếu bạn nhai thuốc lá, đừng sử dụng nó trong ít nhất một tuần. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá sau phẫu thuật miệng có thể trì hoãn thời gian lành vết thương và tăng nguy cơ biến chứng.
Cắt chỉ. Bạn có thể có các mũi khâu hòa tan trong vòng một vài tuần hoặc không có vết khâu nào cả. Nếu vết khâu của bạn cần được tháo chỉ, hãy tái khám đúng hẹn.
Biến chứng sau nhổ răng số 8 mà bạn cần tái khám ngay
- Khó nuốt hoặc thở
- Chảy máu quá nhiều
- Sốt
- Đau nặng không thuyên giảm bằng thuốc giảm đau theo quy định
- Sưng tăng thêm sau hai hoặc ba ngày
- Hơi thở có mùi hôi lạ dù đã súc miệng
- Mủ trong hoặc rỉ ra từ ổ cắm
- Tê tê kéo dài hoặc mất cảm giác
- Máu hoặc mủ trong nước mũi
Răng số 8 tuy gây những phiền toái và tiềm ẩn trong mình nhiều nguy cơ hơn là lợi ích của nó khi tồn tại, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhổ hết răng số 8. Nhổ khi nào, nhổ bao nhiêu cái là tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của nó lên các răng khác. Một số trường hợp cần được trì hoãn dù có chỉ định nhổ răng như là: đang trong tình trạng nhiễm trùng, đang hóa trị, người suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
Xem thêm:
- Tại sao phải nhổ răng khôn khi niềng răng?
- Nhổ răng khôn bị tê môi thì phải làm sao?
- Không biết có thai đi nhổ răng khôn có sao không?