Có nên mang thai khi điều trị bệnh hen?
Hen là một bệnh lý khá phổ biến ở đường hô hấp. Bệnh lý này có cả ở nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới khi muốn có thai trong khi cơ thể mắc bệnh hen làm rất nhiều chị em lo lắng, sợ điều trị hen ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng Vicare tìm hiểu có nên mang thai khi điều trị bệnh hen ở bài viết dưới đây.
Có nên mang thai khi điều trị bệnh hen?
Hen là một bệnh lý khá phổ biến ở đường hô hấp. Bệnh lý này có cả ở nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới khi muốn có thai trong khi cơ thể mắc bệnh hen làm rất nhiều chị em lo lắng, sợ điều trị hen ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng HoiBenh tìm hiểu có nên mang thai khi điều trị bệnh hen ở bài viết dưới đây.
Có nên mang thai khi điều trị bệnh hen?
Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp,khi được kiểm soát tốt, người bệnh có thể chung sống với tình trạng này như một người bình thường. Người phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, người mẹ do nguy cơ của bệnh nên cần được theo dõi sát trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Một số nguy cơ có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai
Đa số, phụ nữ bị hen phế quản và thai nhi không phải chịu biến chứng trong quá trình mang thai và chuyển dạ khi cơn hen được kiểm soát tốt, bệnh lý được bác sĩ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, nếu cơn hen không được kiểm soát, tình trạng khó thở thường xuyên dẫn tới thiếu oxy thai, có thể gây các biến chứng cho thai nhi:
- Suy thai.
- Đẻ non.
- Thai nhi chậm phát triển.
- Tăng huyết áp và tiền sản giật có thể gặp ở người mẹ đang trong đợt hen cấp.
Việc điều trị đều đặn và theo dõi định kỳ thường xuyên giúp làm giảm biến chứng cho thai phụ và em bé trong bụng. Mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng như việc đi khám định kỳ bác sĩ sản khoa và bác sĩ hô hấp.
Làm thế nào để quản lý bệnh hen trong suốt thai kỳ
Để quản lý bệnh hen thật tốt trong quá trình mang thai. Nên báo trước kế hoạch có thai của mình trước với bác sĩ điều trị hô hấp, kèm tham khảo bác sĩ sản khoa để được nghe những tư vấn hữu ích cho bệnh lý.
Trước khi mang thai
Trước khi mang thai, các mẹ ngoài các công tác chuẩn bị như phụ nữ thông thường khác, phụ nữ nên tiêm phòng các bệnh: sởi, quai bị, Rubella, HBV trước khi mang thai, tiêm phòng cúm... đây là vấn đề cần thiết trong quá trình mang thai, để hạn chế các tác động khác tác động đến thai nhi.
Khi mang thai
- Không tự ý dừng thuốc, đổi thuốc
Không nên tự dừng thuốc, điều này sẽ đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
Tự ý dùng thuốc khác, chỉnh liều, sai thời điểm dùng thuốc, nếu chưa có ý kiến bác sĩ do có thể làm nặng tình trạng hen hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
- Phải đi khám định kỳ bác sĩ chuyên khoa:
Điều này là bắt buộc để theo sát sức khỏe của mẹ và bé. Khoảng cách giữa các lần theo dõi tùy thuộc tình trạng bệnh và tuần thai, giúp bác sĩ đánh giá tốt nhất tình trạng của mẹ và bé để điều chỉnh hướng xử trí phù hợp.
- Khám chức năng phổi định kỳ:
Mẹ có thể để bác sĩ thăm khám kết hợp lưu lượng đỉnh kế đo tại nhà. Lưu lượng đỉnh kế có vai trò rất quan trọng trong theo dõi kiểm soát bệnh, tùy tình trạng bệnh của mẹ và bé thời điểm hiện tại.Loại này có thể đo ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nhưng hãy nhớ rằng, giảm lưu lượng đỉnh phổi có nghĩa đã báo hiệu tình trạng xấu đi của bệnh dù bản thân cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Các mẹ nên lưu ý điều này.
- Đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu
Đây là xét nghiệm, kiểm tra thường quy để đánh giá biến chứng tăng huyết áp, tiền sản giật.
- Kiểm tra thường xuyên tình trạng phát triển của thai nhi:
Bạn nên siêu âm thai giữa tuần 18-20 thai kỳ để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ cần phải sử dụng corticoid đường uống, thì mẹ nên siêu âm lại sau mỗi 4 tuần. Nhất là thời điểm sau tuần thứ 20, để đảm bảo thai nhi trong bụng mẹ phát triển bình thường.
- Ở bệnh nhân có cơn hen phế quản tái phát nhiều lần, mẹ nên được đo thêm cử động thai nhi trong khi được siêu âm.
- Mẹ nên có lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích như: cafe, hút thuốc lá thụ động, bia rượu...
- Hạn chế tối đa các dị nguyên lạ mà có thể gây trầm trọng bệnh, ví dụ như các yếu tố gây dị ứng, nổi mẩn hoặc món ăn lạ chưa từng ăn, các loại đồ gỏi sống...
- Mẹ nên thường xuyên tự theo dõi sức khỏe của mình để đảm bảo tối đa, rằng tình trạng sức khỏe của mình đang ổn. Kịp thời báo với bác sĩ nếu tình trạng có xu hướng xấu đi.
- Mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về tình trạng hen suyễn khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ và con, đồng thời các cách để hạn chế tình trạng bệnh này tiến triển nặng hơn.
- Những lúc khó khăn như thế này, người mẹ rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đặc biệt là người chồng. Vì vậy, các ông chồng hãy quan tâm đến người phụ nữ của mình hơn.
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, thịt cá, ăn đủ chất bột đường. Kiểm soát chế độ ăn và tăng cân để biết lượng dinh dưỡng có hấp thu được vào con hay vào mẹ nhiều hơn.
- Mẹ nên ngủ đủ, không nên thức khuya. Đặc biệt không nên thức hay dậy lúc 3 - 4 giờ sáng. Thời điểm này phổi đang được hồi phục, vì thế mẹ cần ngủ sâu để phổi hoạt động một cách tốt nhất.
Hen suyễn là bệnh lý ảnh hưởng 4- 8% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng có nên mang thai khi điều trị bệnh hen. Vì bệnh lý này có thể kiểm soát được và sinh con bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình trước, trong khi mang thai và sau khi sinh. Để hạn chế tối đa tai biến có thể xảy ra cho mẹ và bé. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Làm thế nào để tránh tái phát hen suyễn vào mùa xuân
- Top các bài thuốc chữa hen suyễn bằng gừng
- Mẹo điều trị hen suyễn khỏi hẳn bằng đông y