Có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không?
Lấy ráy tai cho trẻ nhỏ là việc làm để lấy ra các chất bụi bẩn đóng trong lỗ tai của trẻ. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không bởi sự non yếu của hệ thống thính giác của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn đọc.
Có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không?
1. Ráy tai là gì?
Ráy tai là chất bôi trơn được sinh ra tự nhiên từ các tuyến ráy tai nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Đây là một hỗn hợp của tế bào chết, lông và chất bã từ ống tai. Chúng được hình thành chủ yếu từ 1⁄3 ngoài của ống tai và thường không sinh ra gần bên trong màng nhĩ.
Tuy là hỗn hợp của chất bã nhưng cũng có chức năng điều hòa độ pH của tai, diệt khuẩn, diệt nấm và còn bảo vệ lớp lót của ống tai tránh khỏi sự tác động của nước. Chúng được coi như là cơ chế tự sinh ra để bảo vệ tai nhằm ngăn ngừa những tác động của môi trường đi sâu vào bên trong và gây hại cho màng nhĩ.
2. Những tác hại của ráy tai
Khi cơ chế đào thải gặp vấn đề sẽ xuất hiện tình trạng ráy bị dính lại và tích tụ dần trong ống tai. Dần dần theo thời gian sẽ lan rộng gây ngứa ngáy, sau sẽ phát triển và bám cứng lại đầy trong ống tai hoặc dính chặt vào màng nhĩ gây nên những hậu quả khó lường cho thính giác nếu như không xử lý kịp thời.
3. Có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không?
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng ráy tai là chất thải bẩn nên cần được loại bỏ hàng ngày hoặc hàng tuần. Thực chất đa phần các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ cơ chế chuyển động của các tế bào chết nên ráy tai sẽ tự động chuyển từ màng nhĩ đi ra ngoài. Do đó, bố mẹ không cần phải lấy quá thường xuyên. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết như trong tai có nhiều ráy dẫn tới vón cục, trẻ cảm thấy thính lực bị giảm hoặc ngứa ngáy.
4. Cách lấy ráy tai cho trẻ để đảm bảo an toàn
Lấy bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có chứa các thành phần hoàn toàn lành tính, giúp rửa lành các vết thương, nhiễm trùng và thường được các bác sĩ tai mũi họng sử dụng để làm sạch tai. Ngoài ra còn có tác dụng làm mềm ráy tai đối với những trường hợp ráy khô. Đây là phương pháp an toàn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.
Bạn có thể thực hiện bằng cách cho bé nghiêng đầu về phía tường rồi nhỏ một vài giọi vào tai, giữ nguyên đầu trong vài phút. Sau đó từ từ dùng tay nghiêng nhẹ nhàng đầu theo hướng ngược lại để nước chảy ra khỏi tai. Dùng tăm bông hoặc những dụng cụ chuyên dùng lấy ráy tai để loại bỏ ráy ra ngoài.
Nếu không muốn sử dụng nước muối sinh lý, bạn có thể pha loãng muối ăn với nước ấm để thay thế.
Lấy bằng dung dịch Hydrogen Peroxide
Đây là phương pháp phổ biến để làm sạch tai bạn đồng thời giúp làm mềm ráy tai và hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào gây nên các bệnh về tai. Tuy nhiên cách này được khuyến cáo không nên sử dụng cho những người có tiền sử mắc các bệnh về tai.
Cách thực hiện:
- Thực hiện trộn nước sạch và 3% hydrogen peroxide với tỷ lệ 1:1 rồi cho vào ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt để dễ dàng cho vào lỗ tai.
- Nghiêng đầu về phía trần nhà và nhỏ vài giọt vào tai rồi để khoảng từ 5- 10 phút cho đến khi ngưng sủi bọt.
- nghiêng đầu theo hướng ngược lại để dung dịch tràn ra khỏi tay
- Dùng tăm bông hoặc cây lấy ráy tai để loại bỏ ráy.
Lấy ráy tai bằng Glycerin
Đây là dung dịch rất hiệu quả trong việc loại bỏ ráy tai nhờ có tác dụng làm mềm ráy tai, kể cả đối với lấy ráy tai ướt.
Bạn có thể thực hiện bằng cách nghiêng đầu về phía trần nhà rồi cho vài giọt glycerin vào tai , sau đó chặn lại bằng một miếng bông rồi trong khoảng 5 phút. Bỏ miếng bông ra rồi nghiêng tai theo hướng ngược lại cho chất lỏng chảy ra. Dùng tăm bông hoặc cây lấy ráy để lấy ra.
Lấy ráy tai bằng dầu dừa
Dầu dừa được đánh giá là rất an toàn cho tai do có chứa các acid béo chuỗi trung bình và có đặc tính tương tự như bã nhờn tự nhiên của cơ thể. Chúng có tác dụng như một chất kháng khuẩn tự nhiên, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm tai và có khả năng loại bỏ những sinh vật có hại tích tụ trong ráy tai.
Xem thêm:
- Nếu muốn biết cách lấy ráy tai khô không đau, bạn nên tham khảo ngay bài viết này?
- Có nên ngoáy tai thường xuyên khi bị ngứa không?
- Nếu bạn đang ngoáy tai bằng tăm bông cho bé, dừng lại ngay nhé