Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh hay bị ngạt mũi khi thay đổi thời tiết dẫn tới khó thở, khò khè cho trẻ. Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không? là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cùng HoiBenh tìm câu trả lời có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh qua bài viết sau đây.

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Cha mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Trẻ bị ngạt mũi khiến khó thở, khó ngủ. Là cha mẹ, khi thấy con bị ngạt mũi mất ăn mất ngủ. Làm sao để trẻ không bị ngạt mũi nữa?

Hút mũi là phương pháp giúp con dễ thở hơn. Tuy nhiên cách hút mũi cho con cần phải khoa học. Bởi trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và đề kháng với vi khuẩn thấp hơn người lớn.

Cha mẹ tuyệt đối không được dùng miệng để hút mũi cho trẻ. Trước kia, ông cha ta thường dùng miệng hút mũi khi con bị ngạt mũi. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng dùng miệng hút ngạt mũi cho trẻ sẽ khiến con nhiễm vi khuẩn và làm bệnh nặng hơn.

Cha mẹ còn hay lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho trẻ sơ sinh bị cảm hoặc lúc bé chưa có triệu chứng gì. Nếu hút mũi nhiều quá sẽ làm teo niêm mạc mũi và ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, khứu giác. Đồng thời, khi bị ốm bố mẹ thường lấy tay móc họng khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ làm cho vi khuẩn tấn công tới bé.

vicare.vn-co-nen-hut-mui-cho-tre-so-sinh-body-1

Làm sao để chữa hết ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Mẹ cho con bú nhiều hơn thay vì hút mũi cho trẻ sơ sinh

Mẹ bỉm biết không? thay vì hút mũi cho con khỏi ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm cho trẻ thì mẹ chỉ cần cho bé uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ. Đây là phương pháp nhiều mẹ bỉm sữa không biết.

Tập thói quen hỉ mũi cho bé thay vì hút mũi cho con

Khi bé bị sổ mũi hay mũi đặc, bố mẹ nên cho con tập làm quen với cách hỉ mũi ở trẻ lớn tuổi. Cách này giúp trẻ tự vận động và hô hấp để đẩy những vật không cần thiết ra khỏi mũi, trách việc phải hút mũi cho trẻ gây ảnh hưởng tới viêm mạc.

Thay vì hút mũi cho trẻ, mẹ bỉm sữa nên dùng nước muối loãng

Khi trẻ bị ốm, cảm cúm dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng. Dung dịch này sẽ làm loãng dịch mũi để bố mẹ dễ dàng vệ sinh mũi. Các bậc phụ huynh nên dùng giấy mềm sạch để lau mũi là có thể massage cánh mũi cho trẻ ngay sau đó.

Cha mẹ không nên dùng tăm bông khi trẻ bị ngạt mũi, nít mũi. Vì đầu bông cứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc của trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ cần dùng giấy sạch cuộn kèn và thấm vào đầu mũi bé là cách đơn giản và an toàn nhất thay vì hút mũi cho trẻ sơ sinh.

Dùng thuốc theo lời bác sĩ để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Ống hút mũi là một sản phẩm hữu hiệu trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi dễ thở hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ống hút mũi cũng phải đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ:

- Cho bé nằm trong lòng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau.

- Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý trong khoảng 10 giây. Sau đó lau mũi nhẹ nhàng cho trẻ sơ sinh,

- Bóp nhẹ bầu ống hút mũi tạo môi trường chân không, nhẹ nhàng đưa vào một bên mũi của bé để hút dịch trong mũi. Lau sạch và làm với bên còn lại. Khi trẻ có nhiều chất nhầy ở mũi hút không sạch, không nên hút mũi bằng dụng cụ cho trẻ quá nhiều mà cần tạo không khí trong lành và giữ ấm cho trẻ.

- Sau khi hút mũi cho trẻ sơ sinh cần vệ sinh đầu ống khô ráo, sạch sẽ.

vicare.vn-co-nen-hut-mui-cho-tre-so-sinh-body-3

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Cha mẹ có thể hút mũi cho trẻ sơ sinh. Nhưng cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Nên hút mũi cho trẻ khi được sự hướng dẫn của bác sĩ

- Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho trẻ sơ sinh

- Không lạm dụng việc hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều, gây ảnh hưởng tới niêm mạc, khứu giác của trẻ sau này.

Các bậc phụ huynh cần bổ sung những kiến thức giúp chữa ngạt mũi, ngạt mũi cho trẻ em. Không nên hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, vi khuẩn sẽ tấn công niêm mạc của trẻ.

Những kĩ năng hút mũi cho trẻ sơ sinh HoiBenh vừa chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để bảo vệ con yêu của mình tốt hơn. Cha mẹ có thể hút mũi cho trẻ sơ sinh, nhưng phải hút mũi đúng cách và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Hé lộ cách vệ sinh mũi cho trẻ tốt nhất dành cho mẹ
  • Cách lấy gỉ mũi cho trẻ chỉ bằng một chiếc khăn giấy mẹ nên biết