Có nên dùng Morphine để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối?
Có rất nhiều tranh cãi xảy ra khi sử dụng và điều trị ung thư giai đoạn cuối bằng Morphine. Bệnh nhân lạm dụng sử dụng Morphine để giảm đau, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân từ chối điều trị ung thư bằng Morphine vì sợ chết nhanh hơn. HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề có nên dùng Morphine để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở bài viết dưới đây.
Có nên dùng Morphine để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối?
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Nhiều người thường nghĩ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân nào cũng đau đớn. Nhưng theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, có một xác suất không nhỏ bệnh nhân không thấy đau đớn nhiều ở giai đoạn đang phát triển, giai đoạn cuối.
Xác suất khoảng 1⁄3 số bệnh nhân ung thư xuất hiện đau, trường hợp này điều trị ung thư và điều trị giảm đau phải phối hợp với nhau chặt chẽ. Những giai đoạn cuối ung thư, có 2⁄3 trong số bệnh nhân ung thư có đau, có 1⁄3 là đau nặng, rất đau đớn, còn 1⁄3 là có cơn đau nhẹ hoặc vừa. Vì thế cần điều trị triệu chứng của ung thư và kiểm soát đau cho bệnh nhân. Trong đó, có 1⁄3 số bệnh nhân ung thư không cảm thấy đau đớn nặng, họ cảm thấy có thể chịu được. Và đây là số lượng bệnh nhân cần cân nhắc để sử dụng hay không sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là cần chú ý khi sử dụng Morphine nhằm mục đích giảm đau.
Đánh giá đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Đánh giá mức độ đau ở bệnh nhân là một bước quan trọng để kiểm soát đau do ung thư cho bệnh nhân. Đánh giá theo thang điểm VAS, hoặc là thang điểm theo nét mặt Wong - Baker, là thang điểm bệnh nhân sẽ tự đánh giá mức độ đau của mình.
Phân loại mức độ đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Cần phân loại mức độ đau để dùng thuốc giảm đau đúng với từng trường hợp, kiểm soát đau tốt nhất cho bệnh nhân.
Đau do cảm giác
Đau do cảm giác là loại đau thường gặp nhất. Các thụ thể cảm nhận đau ở thần kinh ngoại biên, khi bị chèn ép, đè nén, bị căng hoặc kéo thường hay bị kích thích bởi các chất trung gian hóa học như Prostaglandin, chất này được phóng thích từ tổ chức viêm: ung thư xâm lấn vào mô mềm, phá hủy xương, u làm căng thùy ở gan,... Đau do cảm giác có nhiều cấp độ:
Đau nông
Đau nông do những vết trầy xước da nhỏ, sùi da, ổ loét da, viêm sùi loét tổ chức niêm mạc..
Đau sâu
Khi tổn thương ở lớp sâu hơn: đau xương, khớp...
Đau nặng
Trường hợp tổn thương nặng hơn ở một số nơi: bụng, tạng rỗng...
Đau do cảm giác luôn đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau, bao gồm cả thuốc có nguồn gốc Opioids.
Đau do thần kinh
- Do các sợi thần kinh bị đè nén, chèn ép liên tục hoặc gián đoạn sẽ có hiện tượng bị kích thích. Có thể gây tổn thương hoặc kích thích các trục và sợi thần kinh.
- Loại đau này điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường ít đáp ứng. Đau do thần kinh có thể giảm đau một phần với thuốc có nguồn gốc Opioids, cần phải thêm thuốc có ảnh hưởng lên chất dẫn truyền và thuốc ổn định màng tế bào thần kinh.
Các nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Một số nguyên nhân dẫn đến đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối:
Gây ra bởi ung thư:
- Tế bào ung thư gây xâm lấn tới các tổ chức khác, chèn ép các cơ quan khác gây đau.
- Tế bào ung thư xâm xâm lấn, gây chèn ép dây thần kinh, gây tổn thương dây thần kinh, gây đau.
- Ung thư, di căn đến các nội tạng khác, di căn xương gây: viêm xương khớp, thoái hóa cột sống, .... Gây đau nhức xương, gây tổn thương các nội tạng, gây đau.
- Gây tăng áp lực nội sọ, tăng áp lực tại não gây đau đầu dữ dội.
Một số bệnh lý liên quan đến ung thư:
- Co cơ
- Sưng nề hạch bạch huyết
- Táo bón
- Viêm loét do nằm lâu, hoại tử vùng da, cơ nơi chèn ép.
Một số nguyên nhân gây đau liên quan đến điều trị ung thư:
- Sẹo mãn tính sau điều trị ung thư bằng phương pháp phẫu thuật
- Viêm niêm mạc do điều trị hóa chất, xạ trị
Có nên dùng Morphine để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Morphine là thuốc đứng vào hạng mạnh nhất trong điều trị giảm đau. Có hai luồng suy nghĩ chính của bệnh nhân khi nhắc đến Morphine trong điều trị giảm đau:
- Nhiều bệnh nhân ung thư sẽ có xu hướng lạm dụng Morphine để giảm đau, điều này thực sự không tốt chút nào, có thể gây nghiện, phụ thuộc thuốc.
- Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân sợ sử dụng morphine, sợ sẽ chết nhanh hơn khi sử dụng Morphine để điều trị giảm đau, vì thế họ chọn cách chịu đựng cơn đau dày vò chứ không sử dụng Morphine.
Theo Ths.Bs Thân Văn Thịnh, Khoa khám của bệnh bệnh viện ung bướu Hà Nội cho biết, việc chăm sóc điều trị và giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối gặp rất nhiều sai lầm trong suy nghĩ của bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp, từ chối sử dụng Morphine trong điều trị giảm đau, họ phải chịu cái chết rất đau đớn và thương tâm, trong khi có những trường hợp hoàn toàn có thể chăm sóc giảm nhẹ được.
Bệnh nhân lo sợ sử dụng Morphine để giảm đau, sẽ gây nghiện và chết sớm vì nghiện chứ không phải do ung thư.
Bác sĩ Thịnh chia sẻ một trường hợp bệnh nhân bị ung thư màng phổi. Sau điều trị bệnh nhân bị xơ hóa và chèn ép nhiều cơ quan nội tạng nên rất đau đớn. Bệnh nhân đã sử dụng Morphine để điều trị. Bệnh nhân đã sống khỏe mạnh được 8 năm. Điều này chứng minh rằng việc sử dụng Morphine trong điều trị giảm đau không hề dẫn đến việc bệnh nhân ung thư sẽ chết sớm hơn.
Việc sử dụng Morphine hay các thuốc giảm đau không dẫn đến cái chết cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt khi sử dụng, các bác sĩ đều đã chọn theo bậc thang sử dụng, từ nhẹ đến mạnh, từ không chứa Opioids đến sử dụng Opioids nhẹ đến mạnh. Trong một số trường hợp khi tăng liều Morphine cho bệnh nhân hấp hối, suy kiệt cơ thể kết cục dẫn đến tử vong là không tránh khỏi. Lúc này, người ta đổ cho sử dụng Morphine dẫn đến cái chết của bệnh nhân. Theo bác sĩ Koh, trường hợp này bệnh nhân tử vong là do bệnh, cho dù dùng thuốc giảm đau đến mức nào. Thuốc giảm đau giúp bệnh nhân dễ thở hơn, giảm đau cho bệnh nhân lúc cơn đau gây khổ sở vật vã cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân ra đi trong thanh thản hơn, bớt đau đớn.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng Morphine
Tác dụng phụ khi sử dụng Morphine:
- Buồn nôn, nôn
- Táo bón
- Giảm cân
- Cảm thấy nóng, đỏ bừng hoặc thấy khó chịu
- Có thể thấy nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về trí nhớ
- Gây mê sảng, hoang tưởng
- Có thể mất ngủ, có những giấc mơ lạ.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng Morphine:
- Thở nông, nhịp tim chậm hoặc nhanh
- Cứng cơ, co giật
- Lú lẫn, hành vi, suy nghĩ khác thường, khó tập trung
- Cơ thể yếu ớt, dễ ngất
- Khó nuốt
- Tiểu ít hoặc không tiểu được
- Da niêm mạc nhợt, hay choáng
- Dễ chảy máu, xuất huyết, tụ máu dưới da: có nhiều điểm bầm tím, đỏ dưới da, chảy máu bất thường ở răng, miệng, trực tràng ...
Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau ở bệnh nhân ung thư kể cả giai đoạn đang tiến triển cũng như ung thư giai đoạn cuối là chặn đau tốt hơn là điều trị đau.
- Theo đường uống
- Theo bậc thang: đầu tiên sử dụng thuốc không có Opioids, nếu đau không thuyên giảm thì dùng Opioids nhẹ, sau đó mới dùng đến mạnh là Morphine.
- Theo giờ: Không chờ đến giờ bệnh nhân lên cơn đau thì mới sử dụng thuốc. Nên dùng giảm đau đều đặn theo liều kết tiếp để có tác dụng trước khi cơn xảy ra.
- Theo từng bệnh nhân: Không có liều chuẩn cho sử dụng thuốc Opioids, liều sử dụng đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.
Bậc thang giảm đau
Tổ chức y tế thế giới đưa ra bậc thang giảm đau, để sử dụng các loại thuốc giảm đau Opioids.
- Bậc I: Đau vừa phải, dùng Paracetamol, Apirine hoặc NSAID’S.
- Bậc II: mức đau dữ dội, sử dụng Codeine, Tramadol hoặc NSAID’s.
- Bậc III: Đau tột bậc, đau không chịu được, dùng Morphine, Pethidine hoặc Oxycodone.
Xem thêm:
- Thuốc Codein Sulfat có tác dụng gì?
- Uống quá liều chỉ định thuốc Panadol Extra có nguy hiểm đến tính mạng không?
- Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?