Có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không?
Hiện nay, mặc dù có nhiều lựa chọn điều trị bệnh vảy nến, trong đó có điều trị vẩy nến bằng thảo dược. Câu hỏi “có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không” là thắc mắc được quan tâm nhất của bạn đọc. Cùng HoiBenh tìm hiểu đáp án về câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không?
Hiện nay, mặc dù có nhiều lựa chọn điều trị bệnh vảy nến, trong đó có điều trị vẩy nến bằng thảo dược. Câu hỏi “có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không” là thắc mắc được quan tâm nhất của bạn đọc. Cùng HoiBenh tìm hiểu đáp án về câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Hiện nay, vảy nến là một bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số trên toàn thế giới. Đây là bệnh tự miễn qua trung gian tế bào T, xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu, tấn công các tế bào da. Điều này khiến tế bào tăng sinh liên tục (3-4 ngày so với 28-30 ngày như bình thường) gây ra các tổn thương da đỏ, sưng viêm và bong tróc vẩy trắng. Bệnh vảy nến còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác làm gia tăng các chi phí kinh tế - xã hội và giảm tuổi thọ. Các biến cố tinh thần và căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm thiểu hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Chính vì vậy, mục tiêu điều trị bệnh này là cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không?
Hiện tại chưa có loại thuốc nào chữa trị bệnh vảy nến hoàn toàn. Tùy vào loại vảy nến cũng như mức độ của bệnh, các phương pháp điều trị như dùng thuốc, quang hóa trị liệu hoặc thay đổi lối sống được nhiều chuyên gia chỉ định phù hợp cho người mắc. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến như dùng thuốc hay quang hóa trị có thể chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà chưa đáp ứng được mục tiêu ngăn ngừa tái phát.
Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh vảy nến có thể gây độc hại cho bệnh nhân về lâu dài và không phải lúc nào cũng có thể điều trị trọn vẹn các tổn thương. Do tình trạng tái phát mạn tính và các tác động sâu sắc đến chất lượng cuộc sống người bệnh, việc duy trì trạng thái không triệu chứng cho bệnh nhân được coi là nền tảng.
Một nghiên cứu hồi cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents, tiến hành trên 50 bệnh nhân (23 nam, 27 nữ) từ độ tuổi 18 đến 58, mức độ mắc bệnh của các bệnh nhân trải dài từ nhẹ đến nặng. Trong đó, 28 bệnh nhân trước đó đã được điều trị với một loạt các sản phẩm dùng ngoài da, thảo dược của Úc, và 22 bệnh nhân trước đó điều trị bằng liệu pháp sinh học. Các dữ liệu chỉ ra ở nghiên cứu này trong 64 tuần, các bệnh nhân sử dụng sản phẩm thảo dược có thể duy trì triệu chứng sau khi bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Việc thực hiện điều trị bằng liệu pháp sinh học rất đắt đỏ vậy nên cho dù có hiệu quả nhưng thường vẫn có phản ứng xuất hiện trở lại các triệu chứng sau 3-4 tháng ngưng điều trị.
Trước khi quyết định có nên điều trị vảy nến bằng thảo dược không, các bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ thông tin và có tư vấn cụ thể từ bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc.
Xem thêm:
- Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em bạn cần biết
- 7 bài tập giãn khớp cho người viêm khớp vảy nến
- Bệnh vảy nến có chữa được không?