Có nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước không?

Uống đủ nước là điều cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các bố mẹ thường có xu hướng cho trẻ vừa ăn cơm, vừa uống nước để trẻ dễ nuốt hơn. Vậy có nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Có nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước không? Có nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước không?

Có nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước không?

Theo khuyến cáo của các nhà dinh dưỡng học thì không nên cho trẻ uống bất kỳ loại nước nào khi ăn. Vì nước sẽ làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Quá nhiều chất lỏng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Từ đó, nó sẽ gây ra những tình trạng sau đây:

Trẻ khó tiêu hóa

Các bố mẹ thường xuyên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước để trẻ dễ tiêu hơn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng đó chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó tiêu hóa thức ăn hơn. Vì khi uống nước trong khi ăn, nước sẽ đưa dịch vị dạ dày xuống, khiến dạ dày gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa.

Trẻ kém hấp thụ

Khi vừa uống nước vừa ăn, trẻ thường sẽ không nhai kỹ mà nuốt thực phẩm. Vì trẻ nhỏ sẽ có xu hướng nuốt nhiều hơn nhai. Điều này sẽ dẫn tới việc các chất dinh dưỡng sẽ ở lại thành dạ dày và cơ thể khó hấp thụ hơn và gây hại cho dạ dày.

HoiBenh.vn-co-nen-cho-tre-vua-vua-uong-nuoc-khong-body-2
Trẻ kém hấp thụ

Trẻ biếng ăn chậm lớn

Một trong những tác hại của việc cho trẻ vừa ăn vừa uống nước mà nhiều bố mẹ không biết là khiến trẻ biếng ăn, dẫn tới chậm lớn.

Theo các bác sỹ, khi trẻ nhai, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Nhưng thay vì nhai, trẻ sẽ xu hướng nuốt thực phẩm khi vừa ăn vừa uống nước. Điều này sẽ khiến dạ dày không tiết ra dịch vị, trẻ không có cảm giác thèm ăn nữa. Lâu này, trẻ sẽ trở nên biếng ăn và chậm lớn suy dinh dưỡng.

Cơ hàm trẻ chậm phát triển

Ở giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi, trẻ nhỏ được khuyến khích cho ăn thực phẩm lỏng và mềm để tiêu hóa và thích nghi ngoài sữa mẹ.

Từ 10 đến 12 tháng, trẻ được khuyến cáo, các mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm thô ít tới độ thô nhiều hơn. Sau thời gian 16 tháng, trẻ có thể ăn cơm như người lớn, để cơ hàm phát triển và có khả năng thích ứng với việc nhai thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều bố mẹ bỏ qua giai đoạn này mà thường cho trẻ nhỏ ăn thực phẩm mềm, chưa biết xử lý thực phẩm khô, khi ăn cháo vẫn phải xay nhuyễn hoặc cho trẻ vừa ăn vừa uống nước. Điều này sẽ khiến cho cơ hàm của trẻ bị chậm phát triển.

Cách cho trẻ uống nước phù hợp

HoiBenh.vn-co-nen-cho-tre-vua-vua-uong-nuoc-khong-body-3
Các mẹ nên cho bé uống nước sau khi ăn ít nhất 1 giờ

Để cơ thể trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và không gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác và quá trình phát triển của trẻ, các mẹ nên cho bé uống nước kể cả nước hoa quả và nước lọc sau khi ăn ít nhất 1 giờ. Điều này sẽ giúp dạ dày tiêu thụ thức ăn vừa mới nạp vào.

Khi cho trẻ ăn, bạn không nên chan nước canh vào cơm. Vì nó sẽ làm cho trẻ lười nhai mà nuốt nhanh hơn. Thức ăn vào dạ dày vẫn ở dạng cứng khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Bên cạnh đó, việc con bạn uống nước trong khi ăn, có thể là do trẻ uống chưa đủ nước. Vì thế, bạn hãy bổ sung đủ nước cho trẻ trước và sau bữa ăn. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, nước có gas mà nên bổ sung nước trái cây, nước lọc để hạn chế béo phì.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để cha mẹ có thể điều hướng hành vi của trẻ?
  • Phòng tránh táo bón ở trẻ em
  • Khi nào nên tẩy giun cho trẻ