Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả?
Chúng ta đều biết núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến dành cho trẻ nhỏ được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng đó thì núm vú giả cũng có những mặt trái cần lưu ý để từ đó cân nhắc và tìm cho mình một câu trả lời về việc có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không.
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả?
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không?
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay trong thời gian thai kỳ một số bé đã có phản xạ mút tay khi ở trong bụng mẹ do đó sau khi sinh ra thì mút tay hay ngậm vú giả vẫn là nhu cầu của bé, chúng ta chỉ có thể thay thế thói quen mút tay bằng cách cho bé ngậm vú giả vì dù sao khi bé lớn hơn thì việc dừng cho con ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc ngăn bé mút tay.
Ưu điểm của núm giả cho bé sơ sinh
Trong thời gian đầu thì núm giả sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ, nguyên do là núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn... do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ.
- Núm giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu.
- Giúp bé cảm thấy dễ ngủ hơn.
- Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ đơn giản hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé.
Những bất lợi đáng lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả
Nếu bà mẹ băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không thì nhất thiết phải tìm hiểu và cân nhắc những bất lợi mà núm giả gây ra cho bé như sau:
- Ngậm núm giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bộ răng sữa của bé, tăng khả năng gây vẩu răng cửa và làm trệch khớp cắn. Không những thế còn làm cho hàm răng không khít.
- Khi ngậm núm giả, lưỡi trẻ sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
- Theo hành động ngậm, không khí sẽ di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.
- Trong khi ngậm núm, nước bọt sẽ tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.
- Nếu cho trẻ ngậm núm giả trong thời gian dài, trẻ sẽ phụ thuộc vào núm giả, nếu không có núm vú sẽ không chịu ngủ hay khó chịu, đôi khi trẻ thích núm vú giả hơn bú mẹ.
Trẻ sơ sinh có thể ngậm núm giả lúc nào?
Theo nhiều khuyến cáo, núm giả và những loại núm vú nhân tạo khác nên tránh dùng cho trẻ trong vòng ít nhất 3-4 tuần đầu.
Với phần lớn những trẻ bú sữa mẹ, sẽ là tốt hơn nếu trẻ không sử dụng núm giả cho đến khi sữa mẹ về đầy đủ (thường là 6-8 tuần). Điều này giúp mẹ hình thành nguồn cung sữa tốt hơn và không bị mất sự kích thích sữa từ bé. Nếu trẻ chuyển qua ngậm núm giả sớm thì sẽ ít ti để hút sữa mẹ về.
Những lưu ý trong việc sử dụng núm giả cho bé
Sau khi cân nhắc có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không thì các bà mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây:
- Để trẻ tự lựa chọn có ngậm núm giả hay không: Nếu trẻ tiếp nhận núm giả luôn thì tốt nhưng nếu trẻ kháng cự, không nên bắt ép. Mẹ có thể thử lại vào thời điểm khác hoặc giữ sở thích của trẻ và bỏ không sử dụng núm giả cho bé.
- Cho trẻ ngậm núm giả khi không đói, thường là giữa các lần bú.
- Mẹ đặc biệt tránh sử dụng núm giả để trì hoãn trẻ bú hoặc thay thế sự chăm sóc của mẹ. Nếu không thực sự quá cần thiết hay bận rộn, các mẹ nên cho con bú luôn và vỗ về ngay khi trẻ cần
- Thử tạo thói quen ngậm núm giả cho bé trước những giấc ngủ ngắn nhưng nếu nó bị rơi ra trong khi bé ngủ thì cũng không nên cố đặt lại vào miệng bé. Nếu trẻ quấy, đầu tiên phải dỗ dành cho bé ngoan bằng nhiều cách như ôm ấp, vỗ về, hát ru rồi mới lựa chọn cho bé dùng núm giả.
- Mẹ lưu ý không nên buộc núm giả quanh cổ bé: Bé có thể bị ngạt thở nếu cố kéo sợi dây buộc núm. Để an toàn hơn thì các mẹ hãy gắn vào quần áo của trẻ bằng sợi dây buộc núm vú cho trẻ sơ sinh
- Chọn loại núm giả an toàn và phù hợp với bé, vệ sinh sạch sẽ bằng việc rửa thường xuyên với nước ấm. Khi thấy có vết rách nhỏ hoặc bị cũ, mòn mẹ nên thay thế cái mới ngay.
Khi nào nên tránh sử dụng núm giả cho bé?
Nếu các mẹ nhận thấy con mình gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, tốt nhất ngừng sử dụng núm giả ít nhất đến khi các vấn đề được cải thiện :
- Khi dùng núm giả làm giảm tần suất cũng như thời gian bú của bé (trẻ sơ sinh nên bú ít nhất 8-12 lần mỗi ngày)
- Trẻ cảm thấy khó khăn hơn trong việc ti mẹ vì có thể bỡ ngỡ với núm vú của mẹ do ngậm núm giả nhiều
- Mẹ cảm thấy núm vú bị đau (có thể do bé gây ra vì không quen với ti của mẹ)
- Mẹ gặp vấn đề về lượng sữa cung cấp cho trẻ. Khi gặp phải vấn đề này mẹ cần cho bé ti thật nhiều hơn để tăng khả năng kích thích sữa về, không dùng ti giả nữa
- Trẻ bị tưa miệng, đặc biệt nếu khó điều trị hoặc bị đi bị lại nhiều lần
Nhìn chung, khi lựa chọn núm giả cho bé, mẹ nên cẩn thận trong quá trình sử dụng cũng như chỉ nên cho bé ngậm lúc cần thiết. Mẹ nên ưu tiên cho bé ti mẹ, dỗ dành bé thay vì lựa chọn núm giả ngay từ đầu.
Xem thêm:
- Nên che thóp cho trẻ sơ sinh đến khi nào thì an toàn cho bé?
- Cách làm nước gạo lứt rang lợi sữa thức uống tuyệt vời cho sự lựa chọn của mẹ sau sinh
- Cách làm nước mướp đắng tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả