Có nên cho con bú trộm khi cai sữa không? Bé có bị “tái nghiện” không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Thông thường sau 12-24 tháng, mẹ sẽ thực hiện cai sữa cho bé. Vậy có nên cho con bú trộm khi cai sữa không? Bú trộm có làm bé “tái nghiện” hay không? Cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết sau đây.
Có nên cho con bú trộm khi cai sữa không? Bé có bị “tái nghiện” không?
1. Có nên cho con bú trộm khi cai sữa không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Từ 12-24 tháng tùy vào từng gia đình, mà mẹ bắt đầu cai sữa cho con. Việc cai sữa cho bé luôn diễn ra khó khăn. Và thắc mắc của rất nhiều bà mẹ là có nên cho con bú trộm khi cai sữa không? Hãy cùng tìm hiểu những mặt lợi và bất lợi khi cho con bú trộm lại ngay sau đây.
1.1. Cho con bú trộm có những bất lợi gì?
Đầu tiên, có thể khẳng định rằng không nên cho con bú trộm trong khi cai sữa vì sẽ làm bé khó cai sữa hơn. Nhiều mẹ khi cai sữa cho con, thấy con quấy khóc, không ăn, chỉ muốn bú trộm mẹ khiến mẹ cảm thấy sốt ruột nên đã cho con bú lại. Khi đã cho bé bú trộm lại được một lần, thì những lần sau bé sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Không chịu cai sữa, khiến cho quá trình cai sữa của cả mẹ và bé khó khăn hơn.
Khi mẹ cai sữa cho con, sau đó cho con bú trộm, giai đoạn này sữa mẹ sẽ tiết ra không đồng đều, và cũng không còn nhiều dưỡng chất cho bé như giai đoạn đầu đời nữa.
Mẹ bầu sẽ không có thời gian cho bản thân nếu không kiên trì cai sữa cho con vì con sẽ rất quấn mẹ để mong được bú trộm.
1.2. Cho con bú trộm trong trường hợp nào?
Việc cai sữa đột ngột cũng là một điều rất khó khăn và mang lại nguy cơ cho bé. Trong trường hợp bé đang bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau đó mẹ có thực hiện cai sữa và cho bé ăn dặm thêm đồ ăn, rất dễ xảy ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, do bé chưa quen với các đồ ăn lạ. Trong trường hợp này, mẹ nên vẫn nên cho bé bú lại, nhưng tần suất giảm dần, nhằm cho bé làm quen với đồ ăn mới một cách từ từ và an toàn.
Rất nhiều bà mẹ, sau khi cai sữa cho con lại cảm thấy nhớ cảm giác con bú, con thì vẫn đòi bú sữa mẹ. Có rất nhiều trường hợp bé quấy khóc nhiều, không chịu ăn, đòi được bú, thì đôi khi cho bé bú trộm cũng là một phương pháp tạm thời. Nhưng mẹ hãy nhớ, mục đích chính là cai sữa cho con. Không thỏa hiệp chiều theo ý con quá mức.
2. Cho bé bú trộm có khiến trẻ bị tái nghiện không?
Một điều đương nhiên rằng, nếu bạn cho bé bú trộm, thì chắc chắn sẽ làm bé “ tái nghiện” sữa mẹ. Bởi lẽ, trong suốt những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé. Là sợi dây gắn kết giữa cả mẹ và bé. Do đó, nếu bé không có dấu hiệu về tiêu hóa khi mẹ cai sữa ( táo bón, tiêu chảy..) thì mẹ nên cương quyết không cho bé bú trộm. Vì khi bé “ tái nghiện” thì công cuộc cai sữa của mẹ lại càng trở nên khó khăn hơn.
Việc có nên cho bé bú trộm hay không? Mẹ hoàn toàn có thể linh động, mẹ có thể tự tìm câu trả lời có hoặc không, dựa vào tình trạng của chính con mình.
3. Các cách cai sữa cho bé
Để việc cai sữa trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài cách cũng như một vài mẹo đã được rất nhiều bà mẹ áp dụng và cai sữa thành công cho bé.
3.1. Bôi đầu ti bằng thuốc Cloxit
Mẹ có thể mua thuốc cloxit này ở tất cả các hiệu thuốc đều có bán.
Thuốc Cloxit có vị đắng nhưng lại rất an toàn cho bé nên mẹ không cần phải lo lắng.
Cách thực hiện: mẹ lấy 1-2 viên cloxit nghiền nhỏ, hòa tan với nước, sau đó cho bé bú ngay. Bé bú sẽ cảm giác thấy đắng, sau vài lần là bé thấy sợ vị đắng và không dám bú nữa. Cách này đã được rất nhiều mẹ áp dụng và cũng rất nhiều mẹ thành công. Bé thường bỏ ti sau 3-5 ngày sau khi bôi thuốc.
3.2. Sử dụng thuốc mắc cỡ để cai sữa
Hiện nay loại thuốc này đã được bán phổ biến ở hầu hết các hiệu thuốc Tây, mẹ cũng không quá khó khăn để mua được loại thuốc này. Thuốc có vị đắng, màu đen. Thuốc này cũng an toàn với bé. Mẹ mua thuốc về, sau đó hòa vào với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó mẹ hãy bôi lên xung quanh núm vú. Khi bé nhìn thấy, một là sẽ làm bé sợ, hai là bé thấy buồn cười, nếu bé vẫn bú thì bé sẽ thấy đắng. Vài lần là bé sẽ không bú nữa. Đến đêm mẹ nên gửi bé sang nhờ bà trông, hoặc kiên trì không cho bé ti, khi bé đói, bé sẽ phải ăn thức ăn dặm bên ngoài. Từ đó sẽ cai được sữa cho bé.
3.3. Hóa trang bầu ngực của mẹ
Nhiều mẹ chưa cần dùng thuốc gì, chỉ cần bôi son đỏ, bôi nhọ nồi, vẽ các hình đáng sợ lên bầu ngực là đã làm bé sợ và không dám bú mẹ rồi. Cách này đơn giản và dễ làm, mẹ có thể thử, nếu không có tác dụng với bé thì hãy chuyển sang các phương pháp khác.
3.4. Làm mất sữa
- Phương pháp này sẽ làm cho mẹ mất sữa, khi bé bú sẽ không còn ra sữa nữa, nhiều lần bé sẽ thấy chán và đòi ăn ngoài.
- Mẹ có thể ra ngoài hiệu thuốc Tây hỏi mua thuốc mất sữa hoặc ăn một số loại thực phẩm như: lá lốt, lá dâu... để làm mất sữa.
- Mẹ có thể sẽ thấy đau khi thử cách này do bé sẽ cắn đầu ti và kéo để tìm sữa mẹ.
- Mẹ hãy áp dụng các cách được nêu trên trước, nếu không thành công hãy sử dụng phương pháp này để tránh làm đau đầu ti do con cắn.
3.5. Mẹ hãy xa bé vài ngày
Cách này hơi khó với cả mẹ và bé. Do việc phải tách nhau ra sẽ làm cho cả mẹ và bé thấy rất hụt hẫng.
Vài ngày đầu xa nhau, bé sẽ quấy khóc đòi bú, tìm mẹ. Nhưng khi bé đói rồi thì bắt buộc bé sẽ phải ăn ngoài, sau vài ngày quen với việc ăn ngoài, bé sẽ không còn đòi bú mẹ nữa.
3.6. Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày
Có một vài bé, dù không cần sữa nhưng vẫn đòi ti, với các trường hợp này bạn hãy sử dụng các cách trên.
Còn với các bé chỉ khi đói sữa mơi đòi bú, thì mẹ có thể áp dụng cách, cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Khi bé thấy no, ắt bé sẽ không đòi bú mẹ nữa.
3.7. Sử dụng một vài mẹo nhỏ để cai sữa
Các mẹo này được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tuy là các mẹo nhỏ nhưng đôi khi lại mang lại kết quả không ngờ.
- Dán băng dính lên đầu ti: mẹ hãy lấy băng dính bản to, dán đè lên đầu ti. Khi bé đòi ti, không tìm thấy đầu ti đâu bé sẽ từ bỏ. Vài lần là bé quen với việc không ti mẹ nữa.
- Bôi dầu gió: rất nhiều bé sợ mùi dầu gió, trong dầu gió cũng có vị cay nhẹ. Mẹ hãy bôi một lượng nhỏ dầu gió lên đầu ti, bé sợ mùi sẽ không dám ti nữa.
- Lấy một đoạn tóc quấn quanh ti mẹ: bé nhìn thấy sẽ rất sợ và không dám ti nữa.
- Trì hoãn việc cho trẻ bú và làm trẻ phân tâm: khi trẻ đã lớn tầm hơn 1 tuổi, mẹ nên cho bé bú thành 2-3 cữ một ngày. Khi bé đòi bú, mẹ hãy tìm cách trì hoãn và làm bé phân tâm bằng một cách nào đó. Dần dần bé sẽ không còn quá phụ thuộc vào việc bú mẹ nữa, làm cho quá trình cai sữa trở nên dễ dàng hơn.
- Tập ngậm ti giả từ nhỏ: từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen với việc ngậm ti giả. Việc kết hợp giữa việc bú thật sự và ngậm ti giả có thể làm cho bé dần dần quen với việc rời xa ti mẹ một cách không quá khó khăn. Trong lúc mẹ bận, mẹ có thể cho bé ngậm ti giả, hoặc tập cho bé bú bình. Một việc cần lưu ý là đầu ti giả dành cho bé lúc nào cũng phải sạch sẽ. Mẹ nên lưu ý về vấn đề vệ sinh cho đầu ti giả, tránh trường hợp lây nhiễm các vi khuẩn, tạp khuẩn từ môi trường vào thông qua đầu ti giả bé dùng.
Với những thông tin đã được cung cấp trên đây hy vọng mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi, có nên cho bé bú trộm trong giai đoạn cai sữa hay không? Bú trộm có làm bé “ tái nghiện” sữa mẹ hay không. Đồng thời, mẹ cũng đã có được các kiến thức giúp cho quá trình cai sữa cho bé diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng cho cả mẹ và bé.
Xem thêm
- Mẹ đang cho con bú ăn mận được không? Bé có bị nổi mụn và rôm sảy không?
- Viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú?
- Mẹ bị viêm gan B cho con bú được không?