Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Cắt móng tay, móng chân là việc làm thường ngày của mọi người để giữ vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không, thì vẫn là thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Cắt móng tay, móng chân là việc làm thường ngày của mọi người để giữ vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không, thì vẫn là thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Móng tay, móng chân của bé mặc dù rất mềm mại, yếu ớt nhưng lại khá sắc bén và rất dễ làm tổn thương làn da của bé. Vì vậy mẹ nên cắt móng tay thường xuyên cho bé, và lưu ý mẹ chỉ nên cắt móng tay, móng chân lần đầu tiên khi bé đã được đầy tháng, vì trước đó móng của trẻ sơ sinh giòn và dễ gãy.
Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Thời điểm để mẹ cắt móng tay cho con lý tưởng nhất là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn, vì lúc này bé không hoặc ít cựa quậy nên sẽ hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt móng làm tổn thương da bé.
Ngoài ra còn một thời điểm tuyệt vời khác nữa là sau khi tắm, vì lúc này móng tay của bé sẽ rất mềm mại dễ cắt hơn.
Số lần cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lại móng tay bé mọc nhanh hơn, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần, trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-3 lần/tháng
Với móng chân thì lâu hơn vì móng dài khá chậm so với móng tay
Vì sao nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Móng tay, móng chân của trẻ tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng lại khá sắc bén. Nếu để bé tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng... Đặc biệt, nếu chúng ta không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách, vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Do bé còn nhỏ cơ thể rất mong manh, yếu ớt nên bố mẹ cần cẩn thận, nhẹ nhàng khi cắt móng tay móng chân cho bé. Đặc biệt nên chú ý những vấn đề sau:
Để đảm bảo an toàn cho bé thì đây là một yếu tố rất quan trọng. Các mẹ nên thực hiện tư thế cắt móng tay cho bé đúng cách như sau:
- Mẹ ngồi đặt bé nằm ngửa trên hai đùi mình. Nếu bé biết ngồi thì mẹ ngồi đối diện với con, trò chuyện để bé vui vẻ trong lúc được mẹ cắt móng.
- Tay phải của mẹ cầm cái bấm móng tay, trong khi tay trái nắm lấy một bàn tay của bé. Giữ chặt bàn tay sao cho chừa các đầu ngón tay và phần móng tay của bé để mẹ dễ cắt.
- Hãy canh lúc nào con không cử động để cắt mẹ nhé, bé cựa quậy rất dễ cắt vào phần thịt ngón tay tốt nhất là cắt khi con đang ngủ. Nếu cắt móng khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con. Mẹ có thể thủ thỉ, hát, kể chuyện cho bé nghe. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn và nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.
Những lưu ý khi cắt móng tay cho bé
- Mẹ nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để cắt móng cho con. Phòng quá tối sẽ rất dễ cắt nhầm vào thịt của bé.
- Không nên cắt móng tay, chân cho bé quá sát với chân móng, làm lộ phần thịt dưới móng khiến bé đau đớn và khó chịu.
- Mẹ hãy ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài, như vậy khi cắt sẽ dễ dàng và an toàn hơn
- Móng tay bé tuy còn mềm nhưng vẫn có khả năng gây xây xát
- Trên thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra, nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, việc này có thể gây tổn thương, thậm chí nhiễm trùng vùng da đầu móng. Bởi vi trùng từ miệng của mẹ sẽ xâm nhập vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Mẹ cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm bởi ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của mình. Mẹ nên đầu tư một bộ bấm móng tay riêng với kích thước phù hợp với tay, chân còn nhỏ xíu của bé.
Cách xử lý khi mẹ lỡ cắt vào tay bé
Nếu mẹ lỡ làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay, bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt, hãy bình tĩnh và xử lý trường hợp này bằng cách, dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ. Tất cả đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.
Mẹ dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh cho bé.
Mẹ nhớ không băng bó vào vết thương nhỏ này vì sẽ khiến cho bé sự khó chịu. Thậm chí nếu không để ý bé có thể sẽ ngậm vào miếng băng vết thương vào miệng, lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bé.
Lưu ý, Mẹ tuyệt đối không nên đút ngón tay bị chảy máu của con vào miệng mình để cầm máu. Đây là sai lầm nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể làm bé bị nhiễm trùng.
Xem thêm:
- Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
- Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
- Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh