Có nên bọc răng sứ cho răng cửa hay không?
Càng ngày, nhu cầu làm đẹp trong nha khoa càng được chú trọng. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành thẩm mỹ, bạn có thể có được một hàm răng đẹp như ý muốn bằng phương pháp bọc răng sứ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người còn phân vân về việc có nên bọc răng sứ cho răng cửa hay không? Bọc như vậy có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Có nên bọc răng sứ cho răng cửa hay không?
Khi nào thì nên bọc răng sứ cho răng cửa?
Răng cửa thưa
Khoảng cách giữa hai răng cửa thưa nhiều do răng nhỏ, khe răng lộ rõ. Tình trạng này không những khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp và còn tạo khoảng trống làm cho thức ăn có thể đọng lại giữa kẽ răng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi hay các bệnh nha khoa khác.
Trong trường hợp này, bọc răng sứ răng cửa giúp cho hàm răng khít lại với nhau. Giúp bạn lấy lại tự tin cũng như bảo vệ răng miệng bạn một cách tốt hơn.
Răng cửa hô
Còn gọi là răng vẩu, răng chìa ra ngoài. Răng cửa hô khiến mất thẩm mỹ và gây khó khăn trong quá trình ăn uống, giao tiếp và phát âm hàng ngày. Nhiều trường hợp răng hô còn gây chảy nước miếng khi ngủ do hàm không khép được kín lại.
Để bọc răng sứ trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải mài đi một lớp cùi răng ở bên ngoài, sau đó chế tạo lại hình dáng răng sứ mới đẹp và phù hợp với các răng còn lại trên hàm.
Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ áp dụng trong trường hợp hô nhẹ.
Răng cửa bị sâu
Đây là một dạng bệnh lý đã ở giai đoạn nghiêm trọng nhất trong các bệnh về răng miệng. Khi răng cửa bị sâu, thì việc bọc răng sứ sẽ ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Răng cửa nhiễm màu
Răng cửa bị nhiễm màu vàng ố hoặc đen có thể là do quá trình ăn uống sau đó không đánh răng đúng cách và thường xuyên, hoặc cũng có thể là do lạm dụng các chất tẩy trắng răng, làm cho lớp men răng bị bào mòn, dần dần tạo màu trên răng.
Với trường hợp này, bọc răng sứ sẽ giúp cho bạn có một hàm răng trắng sáng, màu sắc tự nhiên, giúp bạn tự tin hơn.
Bọc răng sứ cho răng cửa nên và không nên chọn loại nào?
Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có lớp khung bằng kim loại và được bọc ngoài bằng sứ.
- Ưu điểm: Giá thành thấp, đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ cứng và bền tương đối tốt.
- Nhược điểm: Nếu bạn chọn loại vật liệu này để bọc răng cửa thì cần hết sức cân nhắc, vì trong trường hợp có ánh sáng đèn chiếu vào răng sẽ sinh ra ánh đen của kim loại khiến mất thẩm mỹ. Do đó, răng sứ kim loại không thích hợp để bọc răng cửa.
Răng sứ Titan
- Ưu điểm: Răng sứ Titan có lớp khung làm bằng titanium nên có độ cứng rất tốt, tốt hơn răng kim loại rất nhiều. Răng sứ Titan có độ cứng và bền cao và giá thành cũng cao hơn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, loại răng sứ này cũng có nhược điểm đó là tính thẩm mỹ không cao. Theo thời gian sử dụng thì cổ chân răng sẽ bị đen và khi có ánh đèn chiếu vào thì răng sứ titan cũng sinh ra ánh đen. Do đó răng sứ Titan cũng không phù hợp để bọc răng cửa.
Răng hoàn toàn bằng sứ
- Ưu điểm: Như đúng tên gọi, loại răng này làm bằng sứ toàn phần, chúng giống y hệt như một chiếc răng thật về mọi mặt. Răng toàn bằng sứ có độ bền và cứng cao, thậm chí chúng còn được đánh giá là có độ cứng trong việc nhai còn cao hơn cả răng thật.
- Sử dụng răng hoàn toàn bằng sứ để bọc răng cửa mang lại tính thẩm mỹ cao, nhiều ưu điểm, không bị ám màu và ngả đen theo thời gian. Do đó, đây là lựa chọn được khuyên dùng nhiều nhất khi khách hàng muốn bọc răng cửa
Răng sứ Nacera
Giống như việc làm móng tay giả vậy, bác sĩ sẽ mài đi một lớp răng cực mỏng sau đó dán miếng sứ Veneer ra bên ngoài.
Bọc răng sứ Nacera là phương pháp bọc răng sứ cao cấp nhất trong ngành dịch vụ bọc thẩm mỹ răng sứ.
- Ưu điểm: Màu sắc đẹp, độ cứng cao gấp 5 lần răng thật, tuổi thọ cao, thậm chí có thể kéo dài đến trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Bọc răng sứ được tiến hành như thế nào?
- Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng chung của răng miệng và tình trạng của răng cửa để đưa ra phương pháp bọc răng phù hợp với từng bệnh nhân.
- Bước 2: Vệ sinh chung khoang miệng trước khi tiến hành mài răng cửa.
- Bước 3: Tùy vào tình trạng riêng của răng mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý của răng, để đảm bảo răng cửa đã sạch khuẩn, an toàn và sẵn sàng để bọc răng sứ..
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng cửa sao cho phù hợp với răng sứ chuẩn bị được bọc.
- Bước 5: Lấy dấu răng của bệnh nhân để tạo răng sứ.
- Bước 6: Tiến hành bọc răng sứ.
- Bước 7: Kiểm tra khớp cắn và tình trạng chung của răng lần cuối.
Trên đây là các thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi có nên bọc răng sứ cho răng cửa hay không? Bọc răng sứ không những mang lại thẩm mỹ, sự tự tin mà trong nhiều trường hợp nó còn giúp bảo vệ hàm răng một cách tốt hơn trong các trường hợp bệnh lý. Khi có nhu cầu về bọc răng sứ, hãy đến trực tiếp các bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.
Xem thêm:
- Bọc răng sứ được bao lâu? Cách chăm sóc sau khi bọc răng như thế nào?
- Bọc răng sứ ở đâu tốt?
- Bọc răng sứ có hại không?