Có mấy loại ho? Và những loại ho có liên quan gì đến bệnh lý hay không?

Ho là một cơ chế tự bảo vệ của hệ thống hô hấp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng loại nguyên nhân mà các cơn ho cũng sẽ có các đặc điểm, tính chất khác biệt. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một số bệnh ho phổ biến và những bệnh lý có liên quan.

Có mấy loại ho? Và những loại ho có liên quan gì đến bệnh lý hay không? Có mấy loại ho? Và những loại ho có liên quan gì đến bệnh lý hay không?

Ho là một cơ chế tự bảo vệ của hệ thống hô hấp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng loại nguyên nhân mà các cơn ho cũng sẽ có các đặc điểm, tính chất khác biệt. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một số bệnh ho phổ biến và những bệnh lý có liên quan.

1. Bệnh ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng bị ho có kèm theo chất nhầy/đờm. Bệnh này cũng thường xuất hiện cùng với cảm giác khó thở và mệt lả người. Triệu chứng sẽ nặng nề hơn nếu vận động như đi bộ hay nói chuyện.

Bệnh ho có đờm có nguyên nhân chủ yếu đến từ chứng viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, nó cũng có thể gây bội nhiễm cùng với viêm họng, viêm xoang, viêm mũi... và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư họng – thanh quản, ung thư khí quản, ung thư thực quản... - thường gặp ở đối tượng nghiện thuốc lào hoặc thuốc lá lâu năm.

2. Bệnh ho đêm

Đúng như tên gọi của nó, người bị ho đêm vào ban ngày chỉ ho húng hắng hoặc gần như không ho, không hề có dấu hiệu bị cúm hay viêm họng. Thế nhưng, khi ngủ hoặc vào các buổi đêm, bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn ho dai dẳng và liên tục, họng ngứa rát. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ.

Bệnh ho đêm thường sẽ có liên quan đến một số bệnh lý sau:

  • Hen suyễn: hầu như bệnh nhân bị hen suyễn nào cũng phải đối mặt với các cơn ho đêm và ho khan kéo dài. Ho đêm cũng là một dấu hiệu sớm của bệnh. Tùy theo các yếu tố tác động mà triệu chứng của hen suyễn sẽ có mức độ nặng – nhẹ khác nhau hay thậm chí là biến mất. Các tác nhân như bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hô hấp hay bệnh cảm cúm cũng sẽ khiến các triệu chứng khác trở nặng như khó thở, ho tăng, nhiều đờm, thở rít và nặng ngực..., nặng nhất vào các buổi đêm.
  • Trào ngược acid: bệnh trào ngược acid thực quản cũng có thể gây ho, thường biểu hiện rõ rệt khi bệnh nhân nằm xuống. Ngoài ho, bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như ợ nóng - ợ chua, khó tiêu... nếu bị trào ngược dạ dày.
  • Viêm xoang: người bị viêm xoang thường hình thành chất nhầy chảy xuống mặt sau cổ họng. Thông thường, các dịch nhầy này sẽ tự động trôi xuống hệ tiêu hóa vào ban ngày. Tuy nhiên, vào các buổi đêm, dịch nhầy có thể ứ đọng tại cổ họng, gây ra bệnh ho đêm. Ngoài ho, bạn cũng dễ dàng phát hiện ra tình trạng viêm xoang thông qua các biểu hiện như khó thở khi ngủ, họng khô, rát vào ban đêm.
vicare.vn-co-may-loai-ho-va-nhung-loai-ho-co-lien-quan-gi-den-benh-ly-hay-khong-body-1

3. Ho khan kéo dài

Ho khan kéo dài là một loại bệnh ho với tình trạng ho liên tục nhưng không khạc ra đờm. Ho khan kéo dài nếu ở tình trạng nhẹ sẽ có liên quan đến bệnh về thanh quản hay các viêm nhiễm ở tai, viêm xương chũm mạn tính. Ở tình trạng nặng hơn, biểu hiện này còn là triệu chứng của ung thư phế quản.

Đối với người hút thuốc lá/thuốc lá nhiều (hơn 10 năm), ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến phổi như bệnh xơ phổi, phù phổi bán cấp, lao kê, tràn dịch mạn tính màng phổi hay thậm chí là ung thư phổi.

Ngoài ra, một số chất có khả năng gây kích thích trực tiếp đến cơ chế miễn dịch dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng ho khan kéo dài.

4. Ho gà

Ho gà cũng là một loại bệnh ho phổ biến với biểu hiện là các chuỗi ho dữ dội và không thể kiểm soát, mang lại cho người bệnh cảm giác đau rát, mệt mỏi. Khác với những loại ho trên, ho gà không phải là triệu chứng mà là một loại bệnh nguy hiểm do nhiễm trùng. Sau mỗi cơn ho, phổi sẽ giải phóng mọi oxy và khiến ngươi bệnh phải rít thở - giống như tiếng gà gáy.

Trẻ em bị ho gà ở tuổi càng nhỏ thì các biến chứng sẽ càng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng bất kỳ lúc nào.

5. Bệnh ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng sau khi ho sẽ khạc ra máu hoặc chất nhầy có màu đỏ sẫm/đỏ tươi. Mức độ của bệnh khá phong phú đi từ nhẹ đến nặng và tương ứng với nó là các bệnh lý có độ nguy hiểm thấp đến độ nguy hiểm cao. Một số bệnh lý có triệu chứng ho ra máu là viêm phổi cấp và mãn tính hoặc ung thư phổi. Nếu như ho kéo dài có kèm theo sốt nhẹ, sụt cân thì nguy cơ cao bạn đang bị lao và lao đang tiến triển mạnh mẽ.

vicare.vn-co-may-loai-ho-va-nhung-loai-ho-co-lien-quan-gi-den-benh-ly-hay-khong-body-2

6. Nên làm gì khi bị ho?

Cho đến thời điểm hiện tại, con người đã xuất hiện rất nhiều loại bệnh ho với vô số nguyên nhân và mang theo các loại đặc điểm khác nhau.

Về bản chất, ho là một loại cơ chế bảo vệ của hệ hô hấp và dĩ nhiên, đôi khi nó không hề có liên quan đến bệnh lý mà nguyên nhân đến từ dị ứng, khói bụi...

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, bạn cần đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị:

  • Ho hơn 5 ngày (bất kể là tình trạng như thế nào).
  • Ho kéo dài hơn 3 tuần và điều trị thuốc không giúp cải thiện bệnh, có kèm theo sốt và đờm xanh, nâu, gỉ vàng... là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
  • Người có tiền sử bị hen, lao phổi, đau dạ dày, tăng huyết áp... khi ho lâu ngày phải tìm bác sỹ để tìm ra nguyên nhân, điều trị tận gốc.
  • Chú ý tập luyện thể thao đều đặn hàng ngày, chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách và uống thật nhiều nước, tránh môi trường khô lạnh như điều hòa, tránh yếu tố kích thích như khói, phấn hoa, lông động vật...

Bài viết đã giải đáp giúp bạn về một số loại bệnh ho và các nguyên nhân liên quan. Hãy chú ý hơn cho sức khỏe của mình và gia đình.


Xem thêm:

  • Trẻ bị ho và sốt cao có phải bị viêm phổi không?
  • Ho sù sụ một tuần không khỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh này
  • Hút thuốc lá và thuốc lào cái nào hại hơn?