Co lợi (tụt lợi) là bệnh gì? Vì sao lợi bị co?

Co lợi là bệnh gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng co lợi là thắc mắc chung của nhiều người. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được đáp án cho những câu hỏi trên.

Co lợi (tụt lợi) là bệnh gì? Vì sao lợi bị co? Co lợi (tụt lợi) là bệnh gì? Vì sao lợi bị co?

Co lợi là bệnh gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng co lợi là thắc mắc chung của nhiều người. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được đáp án cho những câu hỏi trên.

Co lợi là bệnh gì?

Co lợi là quá trình bề mặt chân răng bị lộ do sự di chuyển về phía cuống răng của lợi. Tình trạng co lợi có thể xảy ra ở một răng, một nhóm răng hoặc toàn bộ hàm răng. Lợi co có thể do bị viêm nhưng đôi khi lợi không viêm vẫn bị co. Tình trạng co lợi có thể nhìn thấy được và cũng có thể không nhìn thấy được. Phần co lợi nhìn thấy bằng mắt thường và người bệnh có thể tự phát hiện nếu chú ý quan sát. Phần co lợi không nhìn thấy được chỉ được phát hiện nếu người bệnh đi khám răng và được khám bằng cây thăm dò quanh răng tới vị trí bám dính của biểu mô.

Nguyên nhân dẫn đến co lợi

Mặc dù chúng ta biết co lợi là bệnh gì nhưng chưa chắc ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây co lợi và được phân chia thành 3 nhóm chính sau:

Co lợi do viêm răng miệng

Viêm lợi, viêm quanh răng nếu không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng co lợi mà nguyên nhân nhân chính gây ra viêm lợi chính là vôi răng. Bệnh nhân bị co lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị co lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.

Co lợi cấu trúc răng

Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.

Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị co lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây co lợi của răng bên dưới. Co lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.

Co lợi do tác động cơ học

Một nguyên nhân gây co lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là chải răng bằng bàn chải quá cứng không đúng cách và thói quen xỉa răng sau khi ăn mỗi ngày.

Tình trạng co lợi do cơ học chỉ liên quan đến một răng hoặc một vài răng và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm. Tuy nhiên, nếu lợi bị co quá đường ranh giới lợi – niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.

vicare.vn-co-loi-tut-loi-la-benh-gi-vi-sao-loi-bi-co-body-1

Hậu quả của co lợi

Lợi co làm hở bề mặt chân răng nên dễ bị sâu chân răng.

Cement răng lộ ra sẽ bị mòn dần đi khi chải răng làm lộ ngà răng, do đó răng tăng nhạy cảm khi gặp kích thích.

Dễ bị viêm lợi.

Tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ nhất là co lợi ở các vùng kẽ răng.

Ảnh hưởng thẩm mỹ với nhóm răng phía trước.

Co lợi tiến triển nặng làm chân răng lung lay, răng ngả nghiêng, mất chức năng nhai và thẩm mỹ

Chữa co lợi như thế nào?

Co lợi mức độ nhẹ

Đối với những trường hợp co lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm. Nên đi lấy cao răng khi thấy răng có nhiều vôi bám vào chân răng.

Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các cổ răng bị mòn có thể được phục hồi bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ.

Co lợi tình trạng nặng

Tuy nhiên khi co lợi nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng co lợi là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm: Ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật hoặc lấy mô từ người khác ghép.

Thời gian lành thương sau phẫu thuật là 6 tuần và mô nướu tái tạo lại cấu trúc sau khoảng 1 năm.

Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ co lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị co lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị co lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng).

Cách phòng ngừa bệnh co lợi

Co lợi (tụt lợi) là bệnh gì? Vì sao lợi bị co?

Để phòng ngừa co lợi, tụt lợi, bạn nên dùng bàn chải lông mềm để chải răng và chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn theo phương pháp Stillman cải tiến). Sau khi chải răng, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm sạch và củng cố men răng.

Thường xuyên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ cao bị co lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp... cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.

Với những thông tin trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh co lợi là gì và những giải pháp điều trị bệnh co lợi. Hãy chú ý tới sức khỏe răng miệng để có được sức khỏe đảm bảo

Xem thêm:

  • Bệnh nha chu có thể lây lan, gây mất răng như chơi
  • Bệnh tụt lợi là gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
  • Đánh răng cả chục năm vậy mà có 10 vấn đề bạn luôn luôn hiểu sai