Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không?

Gan là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và được coi là bổ dưỡng cho cơ thể và là thực phẩm được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu đang mang thai không nên ăn gan. Vậy có bầu ăn gan lợn, gan gà được không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không? Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không?

Gan là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và được coi là bổ dưỡng cho cơ thể và là thực phẩm được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu đang mang thai không nên ăn gan. Vậy có bầu ăn gan lợn, gan gà được không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng chứa trong gan

  • Trong gan động vật có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe, đồng thời chứa hàm lượng lớn protein. Trong nhiều gia đình đã sử dụng sản phẩm làm từ gan động vật là món ăn hàng ngày. Mỗi loại động vật sẽ chứa số lượng vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Ngoài ra trọng gan còn chứa một lượng lớn đạm. Hàm lượng đạm trong gan động vật được xếp đầu bảng trong các loại thực phẩm. 100 gam lợn có chứa đến 18,9 gam đạm, xếp sau đó là gan bò, gan gà, gan vịt.
vicare.vn-co-bau-gan-lon-gan-ga-duoc-khong-body-1

2. Tác dụng của gan động vật

  • Gan có tác dụng duy trì sự tăng trưởng của cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng giúp sáng mắt, phòng ngừa khô mắt, mỏi mắt. Gan heo là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tỷ lệ đạm cao hơn thịt bò, heo và có chứa Vitamin A, B, D và các axit folic, axit nicotilic cần thiết cho cơ thể.
  • Gan lợn có tác dụng bổ huyết cho cơ thể, cung cấp sắt cho cơ thể nhằm phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
  • Hàm lượng vitamin C và Selen phong phú trong gan giúp nâng cao miễn dịch cho cơ thể, chống oxy hóa và ức chế các tế bào ung thư. Tuy nhiên trong gan cũng tập trung nhưng chất cặn bã có hại cho sức khỏe. Đây cũng là nơi trú ngụ của các ký sinh trùng như sán lá gan. Ngoài ra những động vật mắc các bệnh về gan cũng chứa nhiều độc tố gây bệnh nguy hiểm.
  • Ăn gan giúp bổ sung một lượng lớn collagen có tác dụng duy trì được làn da trắng mịn màng. Đây cũng là các mang lại sự căng mịn và độ đàn hồi cho làn da. Collagen được coi là một loại protein quan trọng trong cơ thể người vì nó là thành phần chính của gân, xương, sụn và dây chằng.

3. Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không?

  • Trong gan lợn có chứa một lượng lớn protein, vitamin, khoáng chất và các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Chúng có tác dụng quan trọng trong việc xây dựng hệ xương khớp, chuyển hóa và tăng sản xuất hormone và điều hòa hệ tim mạch. Các chuyên gia cho rằng trong gan có chứa nguyên tố vi lượng đồng có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên gan lợn là nơi chuyển hóa và giải độc nên nếu bộ phần này hoạt động kém hiệu quả thì đây sẽ là nơi tập trung nhiều chất độc và gây hại khi vào cơ thể người. Do đó, nên hạn chế ăn gan lợn.
  • Gan gà hữu cơ có chứa vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào hệ thần kinh giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên nếu muốn ăn gan gà sạch, cần đảm bảo đó là gà được nuôi bằng phương pháp hữu cơ để đảm bảo rằng trong đó không có chứa nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.
vicare.vn-co-bau-gan-lon-gan-ga-duoc-khong-body-2
Trong gan đọng vật có chứa nhiều vitamin B12
  • Không ăn gan khi chưa được qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ. Không nên xào gan động vật cùng những loại rau quả chứa nhiều vitamin C hoặc sử dụng sau khi ăn món gan động vật. Nguyên nhân do trong gan có chứa những nguyên tố vi lượng kim loại khá cao sẽ dễ bị vitamin oxy hóa và mất hết tác dụng.
  • Gan tập trung nhiều độc tố và ký sinh trùng có hại do đó sẽ bị phản tác dụng nếu không được chế biến đúng cách. Ngoài ra cũng có những lời khuyên cho rằng bà bầu nên kiêng hẳn gan trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi hàm lượng chất dinh dưỡng trong gan cao quá mức cần thiết hàng ngày, Lượng vitamin A cao sẽ tăng khả năng dị tật cho thai nhi.
  • Tuy nhiên không nên loại bỏ hẳn gan ra khỏi thực đơn hàng ngày, trong những tháng sau của thai kỳ, mỗi tuần nên ăn từ 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 50 gram. Khi chế biến gan nên rửa sạch và nấu kỹ để loại bỏ những độc tố và ký sinh trùng gây hại, không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ làm chín tái.

Xem thêm:

  • 5 thực phẩm bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ
  • Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không?
  • Bà bầu có nên ăn ổi hay không?