Chuyện lạ có thật: Những đứa trẻ không có rốn bẩm sinh

Rốn có lẽ là một điểm nhấn khá đáng yêu trên cơ thể, một số người còn điểm thêm những chiếc khuyên lấp lánh để làm đẹp thêm cho vùng“trung tâm cơ thể” này

Chuyện lạ có thật: Những đứa trẻ không có rốn bẩm sinh Chuyện lạ có thật: Những đứa trẻ không có rốn bẩm sinh

. Nhưng thực ra nó cũng không có nhiều tác dụng lắm. Và đặc biệt với những người vẫn sống hạnh phúc mà không có rốn, đây quả là một tin mừng.

Sao một số người sinh ra lại không có rốn?

Nguyên nhân chủ yếu là do 2 chứng sa suột hoặc lỗ khuyết xuất hiện trên thành bụng: chứng phòi ruột bẩm sinh và thoát vị cuống rốn.

Becki Noles, một người mẹ chia sẻ "Con trai tôi không có rốn, nó chỉ có một vết lõm nhẹ ở chỗ đó." Con trai của Noles bị mắc chứng phòi ruột bẩm sinh (gastroschisis).

Trẻ mắc chứng này có một lổ khuyết ở bên phải của rốn. Khi chào đời, ruột trào ra theo lỗ này. Con trai của Noles Babies đã được phẫu thuật nhưng cùng với đó bé không có rốn nữa.

"Đa số phụ huynh trẻ bị phòi ruột bẩm sinh không thấy rốn của bé, nhưng nó vẫn ở đấy.” - Bác sĩ phẫu thuật Nhi khoa Faisal Qureshi từ Trung tâm y tế Nhi khoa quốc gia Hoa Kỳ, Washington, D.C. cho biết. Phẫu thuật giúp đưa ruột của trẻ về lại ổ bụng và đôi khi kéo rốn ra ngoài lỗ thành ruột. “Khi chúng tôi phẫu thuật như vậy, rốn của bé tự tạo thành một hàng rào chắn”.

vicare.vn-chuyen-la-co-nhung-dua-tre-khong-co-ron-bam-sinh-body-1

Nhưng trong những trường hợp khác – như ca của con trai cô Noles thì lỗ trên thành ruột của bé quá lớn để phẫu thuật như vậy. “Nếu chúng tôi không thể cứu lấy dây rốn, chúng tôi thường sẽ cố khâu chặt lại thành hình tròn”, theo Shaheen Timmapuri – bác sĩ phẫu thuật nhi tại viện Nhi St. Christopher ở Philadelphia. "Kiểu khâu vòng tròn này giúp tạo hình cho nó."

Trẻ bị thoát vị cuống rốn (omphalocele) khi sinh ra đã không có rốn. Ruột và các cơ quan khác trong ổ bụng nhô ra ngoài tại trung tâm vùng bụng, ngay tại vị trí của rốn. Thời kỳ đầu mang thai, dây rốn được nối với thai nhi. Khoảng tuần thứ 11, thành ruột bọc kín ruột, chỉ chừa lại một lỗ nhỏ cho dây rốn. Sau đó, cơ bụng phát triển, bọc kín cả lỗ nhỏ lại và hình thành nên cái mà chúng ta gọi là rốn.

Thoát vị cuống rốn xảy ra khi quá trình này không diễn ra đúng cách. Trái với hiện tượng phòi ruột bẩm sinh chỉ có ruột trào ra ngoài cơ thể, thoát vị cuống rốn là hiện tượng ruột và các cơ quan trong ổ bụng đều nằm ngoài ổ bụng và có màng bọc quanh.

Bác sĩ Qureshi mô tả: "Hãy tưởng tượng một miếng vải bị khuyết mất một lỗ và đút một cái tất qua lỗ đó, ruột và các cơ quan khác đều nằm trong cái tất đó."

Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để giải quyết tình trạng này, hoặc trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp “vẽ”, sử dụng dung dịch betadyne hoặc chất tương tự để làm khô màng bọc ngoài, giúp da có thể phát triển quanh màng đó. Phương pháp này thường được sử dụng sau khi phẫu thuật để hoàn thiện cơ khi trẻ đã lớn hơn.

Bác sĩ Timmapuri nói: "Trẻ nhỏ bị thoát vị cuống rốn đương nhiên sẽ không có rốn, vì vậy chúng tôi thường sẽ cố gắng tạo hình rốn để tăng tính thẩm mỹ cho trẻ sau này”.

vicare.vn-chuyen-la-co-nhung-dua-tre-khong-co-ron-bam-sinh
Với công nghệ hiện nay, các bác sĩ có thể tạo hình rốn cho con của bạn

Sẽ thật đáng sợ và bất an khi con bạn gặp phải một trong hai hiện tượng trên. Nhưng thật may mắn rằng chúng ta hoàn toàn có thể điều trị cho con minh nhờ sự phát triển của y học. Dấu tích duy nhất của trải nghiệm kinh hoàng đó đôi khi chỉ là một vết sẹo rất nhỏ.

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, sức khỏe của trẻ thật sự phụ thuộc vào việc trẻ có bất cứ dị tật nào ngoài những dị tật trên hay không, nếu có thì đó là tật gì. Những trẻ đã bị phòi ruột bẩm sinh thường sẽ không mắc thêm dị tật nào khác, nhưng ước lượng có khoảng 25 – 40% trẻ sơ sinh mắc chứng thoát vị cuống rốn còn bị thêm một số bệnh bẩm sinh khác, như nhiễm sắc thể bất thường hoặc dị tật tim bẩm sinh.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Baby Center