Chuyên gia mách bạn 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu trong 1 nốt nhạc

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác đầy bụng khó tiêu tại thời điểm nào đó, lúc này họ thường cảm thấy khó chịu, bụng căng lên và hơi đau và chỉ muốn giải quyết ngay những thứ trong bụng. Trên MedicalNewsToday, Bác sĩ Stacy Sampson mách bạn 18 cách chữa đầy bụng khó tiêu một cách nhanh chóng cũng như cách hạn chế vấn đề này trong tương lai.

Chuyên gia mách bạn 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu trong 1 nốt nhạc Chuyên gia mách bạn 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu trong 1 nốt nhạc

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác đầy bụng khó tiêu tại thời điểm nào đó, lúc này họ thường cảm thấy khó chịu, bụng căng lên và hơi đau và chỉ muốn giải quyết ngay những thứ trong bụng. Trên MedicalNewsToday, Bác sĩ Stacy Sampson mách bạn 18 cách chữa đầy bụng khó tiêu một cách nhanh chóng cũng như cách hạn chế vấn đề này trong tương lai.

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

Hiện tượng đầy bụng khó tiêu xảy ra khi có quá nhiều đồ ăn hoặc khí dư thừa tích tụ trong dạ dày, ruột. Nó thường xảy ra ngay sau bữa ăn, có thể tự khỏi, nhưng nhiều trường hợp khó chịu dai dẳng khiến nhiều người phải tìm cách giải quyết ngay.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là xác định nguyên nhân của nó, trong trường hợp này thường là do những yếu tố:

  • Các vấn đề về tiêu hóa. Táo bón, dị ứng và không dung nạp một số thực phẩm có thể dẫn đến đầy bụng khó tiêu. Khi phân lưu lại lâu trong ruột, nó có thể gây đầy hơi, chướng bụng và cảm giác rất khó chịu, lượng khí dư thừa tích tụ ở phía sau phân làm cho tình trạng đầy hơi trở nên tồi tệ hơn.
  • Chế độ ăn. Đồ uống có ga, ăn quá nhiều muối hoặc đường và không đủ chất xơ trong chế độ ăn uống đều có thể gây hiện tượng này.
  • Thay đổi nội tiết tố. Nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề này ở thời điểm trước và trong chu kỳ kinh do thay đổi nội tiết tố.
vicare.vn-chuyen-gia-mach-ban-7-cach-chua-day-bung-kho-tieu-trong-1-not-nhac-body-1

7 cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả, dễ làm

1. Đi dạo

Hoạt động thể chất có thể khiến nhu động ruột hoạt động tốt hơn, điều này có thể giúp giải phóng khí, phân dư thừa. Việc này đặc biệt quan trọng nếu một người thường xuyên bị táo bón. Chỉ cần đi lại xung quanh nhà một lúc là một cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả không ngờ.

2. Tập một vài tư thế yoga

Một số tư thế yoga có thể tác động đến các cơ ở vùng bụng, giúp giải phóng khí thừa trong đường tiêu hóa. Đây là cách chữa đầy bụng khó tiêu khá hiệu quả, nhất là với những người lười vận động gây ứ đọng tiêu hóa.

Các tư thế yoga có lợi cho người bị đầy bụng là: Tư thế em bé, Tư thế nằm co người đầu chạm gối, Squats, hoặc học cách hít thở sâu của yoga.

3. Sử dụng bạc hà

Bạc hà có ích trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu, nó giúp thư giãn các cơ trong ruột, cho phép khí và phân di chuyển hiệu quả hơn.

Có thể sử dụng lá bạc hà tươi, trà bạc hà hoặc viên nang dầu bạc hà. Tuy nhiên những người dễ bị ợ nóng có thể cần tránh dùng bạc hà.

vicare.vn-chuyen-gia-mach-ban-7-cach-chua-day-bung-kho-tieu-trong-1-not-nhac-body-2

4. Thuốc làm giảm khí trong bụng

Trong những trường hợp quá bí bách, khó chịu, có thể dùng thuốc Simethicon dạng viên nang hoặc dạng lỏng là những loại thuốc giúp di chuyển không khí dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa. Bạn nhớ luôn luôn dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn.

5. Thử massage bụng

Xoa bóp bụng cũng có thể giúp tăng cường nhu động ruột, là cách chữa đầy bụng khó tiêu dễ làm, hiệu quả. Bạn chỉ cần massage đơn giản xuôi theo hướng ruột già. Mọi người có thể làm theo các bước dưới đây để tự massage cho mình:

  • Đặt bàn tay ngay phía trên xương hông phải.
  • Chà xát theo chuyển động tròn, hơi ấn nhẹ, tiến tay lên phía bên phải của lồng ngực.
  • Xoa thẳng qua vùng bụng trên về phía lồng ngực trái.
  • Di chuyển từ từ xuống phía xương hông trái.
  • Lặp lại các động tác vài lần nếu cần.

Trong quá trình massage, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ đau đớn nào, tốt nhất là ngừng ngay lập tức.

6. Sử dụng tinh dầu

Một nghiên cứu năm 2016 ở Mỹ đã chứng minh hiệu quả của thực phẩm chức năng có chứa hỗn hợp tinh dầu cây thì là và curcumin ở 116 người bị hội chứng ruột kích thích từ nhẹ đến trung bình. Sau 30 ngày, có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh, bao gồm đầy hơi và đau bụng. Đây là cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả, an toàn, được các chuyên gia khuyến cáo.

Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì một số công thức có thể gây hại cho đường tiêu hóa, hoặc không có quy định về liều lượng.

7. Tắm nước ấm, ngâm mình và thư giãn

Hơi nóng của bồn tắm có thể giúp giảm đau bụng và là cách chữa đầy bụng khó tiêu khá hiệu quả. Thư giãn có thể làm giảm mức độ căng thẳng, cho phép đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm đầy bụng khó tiêu. Nhiều trường hợp sau khi tắm bồn có thể đi vệ sinh ngay.

Giải pháp lâu dài cho chứng đầy bụng khó tiêu

Không phải trường hợp đầy bụng khó tiêu nào cũng có thể khắc phục nhanh chóng và có cách chữa phù hợp. Tuy nhiên, những người thường xuyên gặp phải vấn đề này có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giải quyết các nguyên nhân và giảm dần các triệu chứng theo thời gian.

Mọi người có thể sử dụng các cách đơn giản sau đây để cố gắng ngăn ngừa đầy bụng khó tiêu trong thời gian dài:

1. Tăng dần lượng chất xơ

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và đầy hơi. Hàm lượng chất xơ khuyến cáo hàng ngày là 25g cho nữ và 38g cho nam giới trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất xơ hoặc tăng lượng chất xơ quá nhanh trong khẩu phần ăn có thể gây ra nhiều khí và đầy hơi hơn. Tác dụng phụ này xuất hiện khi ăn hơn 70g chất xơ mỗi ngày.

Khi tăng lượng chất xơ, tốt nhất là bắt đầu từ từ và tăng dần trong vài tuần để cơ thể điều chỉnh, thích nghi với sự thay đổi trong chế độ ăn uống.

2. Giảm đồ uống có ga, thay bằng nước

Đồ uống có ga thường chứa khí có thể tích tụ trong dạ dày. Khí carbon dioxide trong các đồ uống có thể gây sủi bọt và đầy hơi trong dạ dày.

Đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo trong các đồ uống cũng có thể tạo ra nhiều khí và khiến bạn bị đầy bụng. Uống nước giúp loại bỏ những vấn đề này và cũng giúp điều trị táo bón.

3. Tránh nhai kẹo cao su

Đường lên men trong kẹo cao su có thể gây đầy hơi ở một số người. Việc nuốt không khí trong khi nhai kẹo cũng có thể dẫn đến đầy bụng. Mọi người có thể sử dụng kẹo bạc hà hoặc kẹo gừng để làm thơm miệng.

4. Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục sẽ giúp cơ thể dịch chuyển phân và khí ra khỏi ruột kết và có thể làm cho nhu động ruột hoạt động đều đặn hơn. Tập thể dục cũng thải bớt lượng natri trong cơ thể thông qua mồ hôi, có thể giúp giảm tình trạng giữ nước.

Điều quan trọng là phải uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục để giúp cơ thể có đủ nước, mất nước có thể làm cho táo bón tồi tệ hơn.

5. Ăn uống đều đặn

Nhiều người thường bị đầy bụng khó tiêu ngay trong hoặc sau một bữa ăn no. Có thể tránh điều này bằng cách chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, điều này sẽ giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn được vận động.

Các thói quen trong bữa ăn như: nuốt thức ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, uống bằng ống hút có thể đưa nhiều không khí vào đường tiêu hóa, làm tích khí và chướng bụng. Những người bị đầy bụng nên tránh sử dụng ống hút, cố gắng ăn chậm và ngậm miệng để tránh nuốt quá nhiều không khí trong bữa ăn.

6. Thử dùng men vi sinh

Probiotic là vi khuẩn tốt sống trong ruột. Uống bổ sung men vi sinh này có thể giúp điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột có thể tạo ra khí và gây đầy hơi.

7. Cắt giảm muối nạp vào cơ thể

Lượng natri dư thừa khiến cơ thể bị giữ nước, điều này có thể gây ra cảm giác sưng phù, đầy hơi ở bụng và các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay và bàn chân.

8. Loại trừ các bệnh

Trong một số trường hợp, đầy bụng khó tiêu có thể là kết quả của một bệnh nào đó. Để thoát khỏi tình trạng này, người bệnh cần sự giúp đỡ của bác sĩ để chẩn đoán và kiểm soát tình trạng của họ.

- Bệnh viêm đường ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể khiến mọi người bị đầy bụng khó tiêu. Hội chứng ruột kích thích (IBS), cũng có thể gây ra triệu chứng này.

- Các bệnh phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng, cũng có thể gây đau, sưng và cảm giác đầy hơi ở vùng bụng.

Những người có các triệu chứng này nên đi khám bác sĩ, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán để tìm kiếm nguyên nhân và điều trị. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp X-quang, siêu âm, nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm máu.

9. Chế độ ăn ít FODMAP

FODMAP là một loại carbohydrate có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, chúng là các loại tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men. Một báo đánh giá năm 2012 của nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng chế độ ăn ít FODMAP có thể cải thiện các triệu chứng ở ít nhất 74% những người bị hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng điển hình bao gồm đầy hơi và đau bụng.

Một số ví dụ về FODMAP là: Oligosaccharides (có trong hành, tỏi, các loại đậu), Disaccharides (có trong sữa, sữa chua, kem), Monosaccharides (có trong xoài, dưa hấu, mật ong), Polyols (có trong táo, lê, nấm), ....

10. Ghi nhật ký thực phẩm

Việc không dung nạp thực phẩm là nguyên nhân của nhiều trường hợp đầy bụng, chúng gây tích tụ khí quá mức trong đường tiêu hóa.

Đầy bụng khá phổ biến ở những người không dung nạp đường sữa, không thể tiêu hóa đường lactose trong các sản phẩm sữa. Bệnh celiac – một bệnh tự miễn, không dung nạp gluten, cũng là một thủ phạm tiềm năng khác.

Đối với những người thường xuyên bị đầy hơi sau bữa ăn, việc ghi chép theo dõi các loại thực phẩm và đồ uống trong vài tuần sẽ giúp xác định xem loại thực phẩm nào sẽ chịu trách nhiệm cho việc bạn bị đầy bụng khó tiêu.

11. Xem lại các thực phẩm bổ sung và thuốc

Một số thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như sắt, có thể gây táo bón và các triệu chứng khó tiêu khác. Ngược lại kali có thể làm giảm đầy hơi bằng cách giúp cân bằng nồng độ natri của cơ thể.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng đường ruột hoặc gây khó tiêu. Nếu điều này xảy ra, bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ có thể đề xuất các lựa chọn thay thế phù hợp hơn cho đường tiêu hóa.

vicare.vn-chuyen-gia-mach-ban-7-cach-chua-day-bung-kho-tieu-trong-1-not-nhac-body-3

Chữa đầy bụng khó tiêu: Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù không phổ biến, nhưng đầy bụng khó tiêu có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng. Bệnh gan, bệnh viêm ruột, suy tim, các vấn đề về thận và một số loại ung thư có thể gây đầy bụng.

Nếu bị đầy bụng liên tục trong nhiều ngày hoặc vài tuần có thể chỉ ra một vấn đề về sức khỏe khác. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Những người bị đầy bụng xảy ra cùng với các triệu chứng sau nên đi khám ngay:

  • Thay đổi khẩu vị hoặc chán ăn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Sút cân
  • Sốt
  • Đau bụng không chịu được
  • Có máu đỏ tươi trong phân
  • Phân có màu đen hoặc nâu

Các cách chữa đầy bụng khó tiêu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Phần lớn các trường hợp chỉ là vấn đề nhỏ, có thể giải quyết bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng các thuốc không cần kê đơn. Nếu tình trạng này diễn thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Xem thêm:

  • Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị