Chườm muối ngải cứu có tác dụng gì?

Từ xưa đến nay ngải cứu được coi là một loại thức ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày và còn là một phương thuốc quý để chữa bệnh. Hiện nay nhiều người vẫn tương truyền rằng chườm muối bằng ngải cứu có rất nhiều tác dụng chữa trị bệnh. Vậy chườm muối ngải cứu có tác dụng gì và cách làm như thế nào để đạt được hiệu quả?

Chườm muối ngải cứu có tác dụng gì? Chườm muối ngải cứu có tác dụng gì?

Từ xưa đến nay ngải cứu được coi là một loại thức ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày và còn là một phương thuốc quý để chữa bệnh. Hiện nay nhiều người vẫn tương truyền rằng chườm muối bằng ngải cứu có rất nhiều tác dụng chữa trị bệnh. Vậy chườm muối ngải cứu có tác dụng gì và cách làm như thế nào để đạt được hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây ngải cứu

  • Ngải cứu là một cây thuộc họ cúc và có nhiều tên gọi khác nhau như ngải diệp hay cây thuốc cứu. Thân cây có rãnh dọc, lá hay mọc so le và không có cuống. Đặc biệt hai mặt lá rất khác nhau, mặt trên có màu sẫm và nhẵn còn mặt dưới màu trắng xám kèm theo nhiều lông.
  • Trong đông y, ngải cứu có mùi thơm, tính ấm và có khả năng điều hòa khí huyết, giảm đau kháng viêm nên thường được sử dụng để bào chế các loại thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng kinh. Đặc biệt là chữa trị các bệnh xương khớp.
  • Ngoài ra trong cây ngải cứu có chứa nhiều loại axit amin kết hợp với các hoạt chất kháng khuẩn có tác dụng chữa những bệnh về da như dị ứng, viêm da.
Ngải cứu

Chườm muối ngải cứu có tác dụng gì?

Chữa trị đau nhức xương khớp

Các chuyên gia cho rằng, ngải cứu có tác dụng bài trừ phong thấp, lưu thông khí huyết và an thai. Trong ngải cứu có chứa hoạt chất có tên gọi là Tanin sẽ được muối đưa sâu vào thận. Trong y học cổ truyền, thận giữ vai trò quan trọng là chủ cốt tủy. Sự kết hợp giữa muối và ngải cứu kết hợp với nhau để đưa Tanin đi thẳng vào trong thận và lan sang xương tủy để phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, đau nhức xương khớp còn do những nguyên nhân khác như thận tạng yếu, khí huyết ứ đọng khó lưu thông hoặc do phong hàn. Muối có tác dụng đưa tinh chất của ngải cứu đi vào thận tạng nhằm giải quyết các vấn đề xương khớp. Ngoài ra khi chườm muối ngải cứu sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng tại các vị trí.

Đặc biệt khi đi vào cơ thể ngải cứu sẽ kích thích sản sinh dịch khớp nhằm hạn chế tình trạng khô cứng khớp, giúp khớp chuyển động tốt hơn. Vì thế khi bị đau nhức xương khớp, nhất là ở những người lớn tuổi thì dùng phương pháp này cực kỳ hiệu quả.

Cách chườm muối ngải cứu:

  • Nguyên liệu: muối hạt, ngải cứu, khăn
  • Nên sử dụng cân bằng giữa lượng muối và lượng ngải cứu, ví dụ một ký muối cũng cần tới một ký ngải cứu. Hòa muối với một ít nước ở độ hòa tan vừa phải đảm bảo rằng không quá loãng, cắt nhỏ ngải cứu và ngâm vào nước muối đã pha để qua một đêm. Cách làm này sẽ giúp muối và ngải cứu được thấm vào nhau để có tác dụng tốt nhất. Khi sử dụng cần đem vắt khô ngải cứu, rang hoặc làm nóng rồi cho vào túi vải chườm lên vùng bị đau.
  • Nếu trong gia đình có lò vi sóng thì có thể làm nóng bằng phương tiện này trong vòng 10 phút mà không cần đem rang.
  • Một hỗn hợp có thể sử dụng từ hai đến ba lần và nên chườm mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Để tránh bỏng do nhiệt tỏa ra bởi muối quá cao, bạn có thể sử dụng miếng vải mỏng đặt bên dưới túi chườm để đảm bảo an toàn.
vicare.vn-chuom-muoi-ngai-cuu-co-tac-dung-gi-body-2

Đánh tan mỡ bụng

Bạn có thể dùng một ký ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước và bắt lên bếp. Sau đó cho một chén muối hột vào chảo và tiến hành rang hỗn hợp này. Sau khoảng thời gian ngắn, ngải cứu chuyển màu vàng đen là có thể sử dụng được.

Sau đó đem gói hỗn hợp vào khăn và chườm lên bụng nhẹ nhàng. Hơi nóng từ muối và ngải cứu bốc ra sẽ giúp tan mỡ bụng từ từ.

Chị em cũng cần lưu ý trong thời gian này cần hỗ trợ tập thể dục thể thao thường xuyên, uống nước đều đặn kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

  • Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu có hiệu quả không?
  • Ăn ngải cứu sai cách - Thuốc bổ thành thuốc độc!
  • Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi