Chứng thiếu máu ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Không chỉ người lớn mới thiếu máu mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng bị thiếu máu và chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy làm thế nào để nhận biết, chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em và thiếu máu ở trẻ sơ sinh? Cách phòng tránh và khắc phục là như thế nào hiệu quả?

Chứng thiếu máu ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết Chứng thiếu máu ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Không chỉ người lớn mới thiếu máu mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng bị thiếu máu và chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy làm thế nào để nhận biết, chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em và thiếu máu ở trẻ sơ sinh? Cách phòng tránh và khắc phục là như thế nào hiệu quả?

Chứng thiếu máu ở trẻ là gì?

Thiếu máu ở trẻ là tình trạng giảm lượng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc giảm lượng hemoglobin (Hb) trong một đơn vị thể tích máu của trẻ .

Theo tổ chức Y tế thế giới, trẻ được coi là thiếu máu khi:

  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi - 6 tuổi có lượng Hb <100g/lít
  • Đối với trẻ từ 7 - 14 tuổi có lượng Hb <120g/lít

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Mắc bệnh của cơ quan tạo máu: Suy tủy bẩm sinh, giảm sản, bất sản tủy, bệnh máu trắng, các di căn vào tủy,.... là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn đến thiếu máu.
  • Do mất máu: Trẻ bị chấn thương chảy máu nhiều hoặc bị chảy máu cam thường xuyên cũng gây tình trạng thiếu máu.
  • Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm lượng tiểu cầu, hemophili,... cũng gây thiếu máu ở trẻ.
  • Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố và bệnh của màng hồng cầu hay tan máu tự miễn... cũng gây tình trạng thiếu máu ở trẻ.
  • Thiếu dinh dưỡng: Để tạo hồng cầu cơ thể thì trẻ cần nạp đủ lượng sắt, vitamin B12, đồng, axit folic,.... Khi cơ thể bé thiếu sắt và các vitamin, khoáng chất trên sẽ khiến cho lượng hồng cầu sản xuất không đủ cho cơ thể dẫn đến thiếu máu. Đây là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ dưới 1 tuổi.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán cũng khiến cho việc hấp thụ sắt kém dẫn tới thiếu máu ở trẻ.
  • Tủy xương biến dạng: Tủy xương đóng một vai trò trong việc sản xuất hồng cầu. Nên nếu tủy xương bị biến dạng (ung thư tủy xương) sẽ khiến cho việc sản xuất hồng cầu bị giảm gây bệnh thiếu máu.
vicare.vn-chung-thieu-mau-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-body-1

Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu thiếu máu ở trẻ khi thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi và yếu ớt: Do số lượng hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận của trẻ bị thiếu máu không thể hoạt động bình thường dẫn đến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi và yếu ớt.
  • Da nhợt nhạt và xanh xao: Trẻ bị thiếu máu thì lượng hồng cầu ít đi nên da thường nhợt nhạt và xanh xao. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của chứng thiếu máu ở trẻ em.
  • Chán ăn: Trẻ thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn dẫn tới việc chậm lớn và suy dinh dưỡng.
  • Thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng: Sắt là một trong những khoáng chất kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, khi bị thiếu máu do thiếu sắt thì trẻ thường xuyên bị ốm vặt, mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Khó thở: Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy để nuôi dưỡng cơ thể, thiếu hụt nguồn oxy cung cấp cho tim khiến cho trẻ bị khó thở.

Bệnh thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không

Thiếu máu ở trẻ em vô cùng nguy hiểm. Bởi tình trạng thiếu máu ở trẻ khiến cho trẻ luôn trong tình mệt mỏi, chán ăn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của trẻ.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị thiếu máu thì sẽ chậm phát triển về chiều cao, giảm trí thông minh, giảm sức đề kháng, còi cọc và suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ về sau.

Máu làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng cơ thể. Do vậy thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan của trẻ. Thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Cụ thể, trẻ bị thiếu máu sẽ dễ gặp phải các biến chứng ở các cơ quan bao gồm:

  • Toàn trạng: Thiếu máu làm trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, trẻ hoạt động ít hơn và chậm tăng cân và thậm chí là kiệt sức.
  • Thần kinh – tâm thần: não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất của cơ thể nên khi trẻ bị thiếu máu sẽ không cung cấp đủ oxy cho não, gây ra các biểu hiệu tổn thương ở hệ thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm khả năng tư duy và giảm trí thông minh
  • Tim mạch: Tim có chức năng co bóp để tống máu đi nuôi cơ thể. Khi bị thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau. Bên cạnh đó thì các tế bào cơ tim cũng cần được cung cấp máu. Do vậy, thiếu máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim,...
  • Hô hấp: Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh,...
  • Miễn dịch: Trẻ bị thiếu máu thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn.
  • Tử vong: Trẻ bị thiếu máu nặng và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, dẫn tới tử vong.

Thiếu máu ở trẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ nếu thấy trẻ có những biểu hiện thiếu máu thì cần lập tức kiểm tra lại chế độ ăn uống của trẻ và khám thiếu máu ở trẻ em để phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ.

Điều trị thiếu máu cho trẻ

vicare.vn-chung-thieu-mau-o-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-body-2

Việc điều trị thiếu máu ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu. Khi trẻ được chẩn đoán thiếu máu thì các bậc cha mẹ cần tuân thủ đúng các chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để giúp điều trị cho trẻ

Đối với trẻ em, trẻ sơ sinh thiếu máu thường là do thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng. Do vậy, để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ thì các bậc cha mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đồ ăn bổ máu cho bé như:

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt, cá, tôm, cua, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu, lạc vừng, rau xanh và quả chín,....
  • Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần dinh dưỡng và tăng cường các thực phẩm giàu sắt.
  • Tăng cường các loại rau quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ,...để để giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Có thể cho trẻ uống viên sắt bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu máu thì mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đời. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống viên uống sắt bổ sung để trẻ sơ sinh có thể hấp thụ được sắt qua sữa mẹ.

Phòng tránh thiếu máu cho trẻ bằng cách nào?

Để phòng tránh thiếu máu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ nên thực hiện một số việc sau:

  • Mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ và khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là khi có thai và cho con bú.
  • Nên uống bổ sung viên sắt từ khi có thai cho đến 1 tháng sau sinh.
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho con ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu chất sắt.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy.
  • Tẩy giun cho trẻ khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin, chia sẻ trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu ở trẻ từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả giúp trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm:

  • 5 lời khuyên về chế độ ăn uống điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ em
  • Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì ?