Chứng bệnh nghiến răng khi đi ngủ và cách khắc phục

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc siết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu trong khi đang ngủ. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu duy trì thì sẽ trở thành thói quen, gây ảnh hưởng cho người xung quanh và đồng thời sẽ gây tổn hại đến răng. Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, kính mời quý đọc giả theo dõi sự tư vấn từ BS. Nguyễn Thị ...

Chứng bệnh nghiến răng khi đi ngủ và cách khắc phục Chứng bệnh nghiến răng khi đi ngủ và cách khắc phục

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc siết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu trong khi đang ngủ. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu duy trì thì sẽ trở thành thói quen, gây ảnh hưởng cho người xung quanh và đồng thời sẽ gây tổn hại đến răng. Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, kính mời quý đọc giả theo dõi sự tư vấn từ BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Chuyên khoa Nội của Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh nghiến răng

Mặc dù hiện nay vẫn chưa xác định một cách rõ ràng nguyên nhân của chứng bệnh nghiến răng, tuy nhiên có một số nguyên nhân chính liên quan đến tật nghiến răng như:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.

- Khi chúng ta cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động, chịu nhiều áp lực trong công việc và trong cuộc sống... cũng là nguyên nhân gây nghiến răng.

- Có thể do một số thuốc mà tác dụng phụ của nó có thể gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ.

vicare.vn-chung-benh-nghien-rang-khi-ngu-va-cach-khac-phuc

Tác hại của việc nghiến răng

- Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ, khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm sẽ làm cho người bệnh bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai hoặc có thể bị gãy răng.

- Tuỳ theo thời gian nghiến răng, độ cứng của mô răng mà mức độ mòn của răng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc (mặt nhai) của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà làm cho tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh; có thể gây vỡ men răng...

- Nếu trong trường hợp nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng và cơ hàm như sâu răng, gãy răng và nghiêm trọng hơn là có thể gây biến đổi hình dạng khuôn mặt.

vicare.vn-chung-benh-nghien-rang-khi-ngu-va-cach-khac-phuc

Biện pháp khắc phục

- Lời khuyên tốt nhất cho người bệnh là nên đến chuyên khoa răng hàm mặt để các bác sĩ kiểm tra răng và đánh giá tình trạng của khớp cắn. Nếu có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh để các răng ăn khớp với nhau để loại bỏ sự lệch lạc, khấp khểnh của hai hàm. Hoặc làm một máng nhựa mềm để mang trong miệng khi ngủ. Máng này làm bằng nhựa, vừa khít với dấu răng, có tác dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai làm, giảm tình trạng mòn men, lộ ngà.

- Nếu nguyên nhân nghiến răng do stress thì nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ, nên ngủ đúng giờ và đủ đủ 8 tiếng/ngày.

- Nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng hoặc đổi thuốc.

- Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày).

Theo: Sức khỏe và đời sống