Chứng bại não ở trẻ em - Những điều bạn cần biết

Trẻ mắc phải chứng bại não ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, trí tuệ và tương lai của trẻ. Việc điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc chứng bại não cần được sự quan tâm của các gia đình và toàn xã hội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan về chứng bại não ở trẻ em.

Chứng bại não ở trẻ em - Những điều bạn cần biết Chứng bại não ở trẻ em - Những điều bạn cần biết

Trẻ mắc phải chứng bại não ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, trí tuệ và tương lai của trẻ. Việc điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc chứng bại não cần được sự quan tâm của các gia đình và toàn xã hội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan về chứng bại não ở trẻ em.

1. Chứng bại não là gì?

Bại não là thuật ngữ được dùng để mô tả nhóm các bệnh mãn tính, do tổn thương ở 1 hoặc nhiều vùng não bộ, ảnh hưởng đến khả năng vận động và phối hợp cơ bắp ở trẻ. Bại não có thể xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi, trước, trong hoặc sau khi sinh.

Bệnh bại não không tiến triển theo thời gian trẻ lớn lên, không lây giữa các trẻ, hiện nay y học có nhiều phương pháp luyện tập và vật lý trị liệu để cải thiện chức năng vận động cho trẻ.

2. Nguyên nhân dẫn tới chứng bại não ở trẻ?

  • Nhau thai bất thường, không đủ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng lây lan từ mẹ sang con (Rubella) trong thời gian thai kỳ.
  • Trẻ đẻ thiếu tháng hoặc nhẹ cân.
  • Thiếu oxy trong quá trình sinh, sau khi sinh hoặc vàng da nặng sau khi sinh.
  • Chấn thương não bộ khi mang thai, trong khi sinh hoặc trong những năm đầu đời.
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng những năm đầu đời.

3. Trẻ em mắc chứng bại não có các biểu hiện nào?

  • Trẻ đẻ ra không khóc hoặc khóc yếu, da tím tái, người mềm rũ.
  • Trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ cùng trang lứa, chậm biết bò, ngồi, biết đi.
  • Trẻ chỉ sử dụng được 1 bàn tay hoặc không sử dụng được cả 2 bàn tay.
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú, nhai hoặc nuốt, dễ bị nghẹt thở hoặc nghẹn khi ăn hoặc bú, tình trạng xảy ra cả khi trẻ đã lớn.
  • Khó khăn trong bế ẵm, tắm rửa hay thay quần áo cho trẻ vì trẻ cứng đờ, ưỡn mạnh người.
  • Trẻ lớn lên không học được cách tự ăn, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo.
  • Trẻ bất thường lúc mềm đến mức đầu rủ xuống hoặc bỗng nhiên cứng đờ như tấm ván
  • Thay đổi hành vi liên tục: Đột nhiên cười rồi khóc, hay sợ hãi co giật, tức giận.
  • Trẻ gặp khó khăn trong học nói và giao tiếp, không đáp ứng như trẻ bình thường.
HoiBenh.vn-chung-bai-nao-o-tre-em-body-2
Biểu hiện của trẻ em mắc chứng bại não

4. Chứng bại não có chữa được không?

Toàn bộ não của người bệnh không bị tổn thương mà chỉ có một phần bị tổn thương và thường là phần não có trách nhiệm điều khiển vận động, ngôn ngữ. Phần não bị tổn thương sẽ không có khả năng hồi phục lại như bình thường nhưng cũng không tiến triển xấu đi. Tuy vậy, các chức năng về cử động, tư thế và các vấn đề khác có liên quan đến bại não có khả năng được cải thiện hay xấu đi sẽ phụ thuộc vào việc điều trị của chúng ta.

Cha mẹ trẻ phải hiểu được rằng: Trẻ bị bại não lớn lên vẫn sẽ bị chứng bại não. Ở thời điểm hiện tại, tìm kiếm giải pháp để chữa trị phần não đã bị tổn thương của trẻ là không thể, điều cần làm là giúp đỡ trẻ để trẻ có chất lượng cuộc sống tốt nhất với các khuyết tật của mình và có thể độc lập tự phục vụ chừng nào thì tốt chừng đó.

5. Điều trị chứng bại não ở trẻ

Hiện nay có rất nhiều các chương trình quảng cáo nói về việc điều trị bại não cụ thể như: Diện chẩn, hay châm cứu bấm huyệt, oxy cao áp...Tuy nhiên, khoa học trên Thế giới mới chỉ công nhận phương pháp điều trị: Phục hồi chức năng là tốt nhất và có hiệu quả nhất với tất cả các bệnh bại não ở trẻ em.

Việc điều trị bại não cần phải kết hợp:

  • Phục hồi các chức năng vận động (đối với trường hợp trẻ bị chậm phát triển về chức năng vận động)
  • Trị liệu ngôn ngữ (đối với trường hợp trẻ bị chậm nói, gặp phải khó khăn với âm ngữ)
  • Điều hoà cảm giác (đối với trẻ bị rối loạn cảm giác)
  • Đào tạo kỹ năng cá nhân (giúp trẻ thích nghi được với các khuyết tật của bản thân, để nâng cao khả năng tự phục vụ)
  • Giáo dục hòa nhập (giúp trẻ có cơ hội hòa nhập và tương tác với xã hội)

Cha mẹ đừng quên rằng: Mọi trẻ em đều có nhu cầu và đều phải được phát triển toàn diện về cả chức năng vận động, hành vi hay các kỹ năng cá nhân như xã hội, ngôn ngữ... Và để trẻ bại não có thể phát triển được toàn diện như vậy thì cần phải kết hợp điều trị theo nhiều phương pháp xuyên suốt một quá trình để được đánh giá liên tục về kết quả.

HoiBenh.vn-chung-bai-nao-o-tre-em-body-3
Phục hồi chức năng là tốt nhất và có hiệu quả nhất với tất cả các bệnh bại não ở trẻ em.

6. Phòng ngừa chứng bại não ở trẻ

Có thể giảm nguy cơ trẻ bị bại não bẩm sinh nếu mẹ và cán bộ y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Không kết hôn cùng huyết thống.
  • Cha mẹ không sinh con khi quá 35 tuổi, nếu mang thai thì cần thường xuyên đi khám và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus như: hồng ban, Herpes, cúm, Toxoplasma...
  • Mẹ bầu mang thai phải nâng cao sức khỏe, cải thiện môi trường sống, điều kiện sống, hạn chế tới nơi đông người, tránh xa người có biểu hiện cúm và bị cúm.
  • Mẹ bầu không sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích (rượu, thuốc lá...). Không tiếp xúc nguồn chất độc hại (thủy ngân, chì).
  • Nếu mẹ bầu gặp vấn đề về khả năng sinh sản như người thấp còi, khung chậu hẹp... thì cần lựa chọn phương pháp sinh con thật kỹ, tránh quá trình gây gây nghẹt thở cho bé.
  • Mẹ mắc các bệnh thận, đái tháo đường, làm việc trong môi trường độc hại... cần sự tư vấn và chăm sóc y tế.
  • Mẹ bầu mang thai tới gần ngày sinh (khoảng 8-9 tháng thai) cần chủ động tới cơ sở y tế để được tiêm, uống vitamin K để hạn chế mất máu nhiều, phòng ngừa xuất huyết não, viêm màng não cho trẻ.
  • Mẹ có nguy cơ sinh non, nhẹ cân cần được chăm sóc y tế đặc biệt.
  • Sản phụ cần được thực hiện sàng lọc trước khi sinh và khám thai định kỳ theo chỉ dẫn.

Kết luận: Như vậy là mọi người đã nắm được các thông tin hữu ích về chứng bại não ở trẻ em, mọi thắc mắc cần đến sự tư vấn của chúng tôi, các bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia Vinmec theo địa liên hệ TẠI ĐÂY. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp cho các bạn.

Xem thêm:

  • Biểu hiện của bệnh bại não ở trẻ nhỏ
  • Bệnh bại não trẻ em: Chữa trị bằng cách nào hiệu quả?
  • Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em