Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong bạn có tin điều này không?

Trẻ có thể quấy khóc rất nhiều vì đau tai, sốt. Do đó, các bậc cha mẹ thường rất lo lắng nên tìm mọi cách để con nhanh khỏi bệnh trong đó sử dụng phương pháp thổi sáp ong để chữa viêm tai giữa được hàng nghìn người truyền miệng nhau áp dụng.

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong bạn có tin điều này không? Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong bạn có tin điều này không?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa gây viêm (đỏ và sưng) và tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm tai giữa nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh từ sáu đến 15 tháng tuổi. Liệu rằng chữa viêm tai giữa bằng sáp ong có hiệu quả như lời đồn thổi?

Trẻ bị bệnh viêm tai giữa sẽ có những triệu chứng gì?

Viêm tai giữa thường được gây ra khi vi khuẩn hoặc vi rút gây viêm ở khu vực phía sau màng nhĩ. Hầu hết, bệnh viêm tai giữa xảy ra trong mùa đông và đầu mùa xuân. Khi trẻ bị bệnh sẽ xuất hiện một loạt các triệu chứng liên quan nhưng phổ biến nhất là:

  • Đau tai nặng.
  • Nhiệt độ cao ( 38°C-39°C) , trẻ ốm, quấy khóc.
  • Nôn và mất thính lực do tích tụ chất lỏng.

Trẻ nhỏ thường không thể tự nói lên cơn khó chịu mặc dù tai của mình bị đau. Cha mẹ cũng khó biết được cơn đau nghiêm trọng như thế nào. Một số trẻ lắc đầu rất nhiều, giữ hoặc xoa tai khi chúng bị đau tai và hầu hết sẽ gặp khó khăn khi nghe. Nhìn chung, trẻ bị viêm tai giữa thường bồn chồn hơn, ăn không ngon miệng, hay phải thức dậy vào ban đêm khóc vì cơn đau quá nặng khiến bé khó ngủ.

vicare.vn-chua-viem-tai-giua-bang-sap-ong-ban-co-tin-dieu-nay-khong-body-1

Cách làm sáp ong chữa bệnh viêm tai giữa trong dân gian

Từ xưa đến nay, nhiều bài thuốc dân gian luôn được truyền tai nhau như là phương pháp đơn giản lại hiệu quả. Trong số đó, rất nhiều bà mẹ tin dùng mẹo chữa viêm tai giữa bằng sáp ong. Sáp ong rừng bỏ mật được đun nóng cho tan ra, sau đó phết lên tờ giấy mỏng ( làm thật nhanh khi sáp còn nóng không nguội sẽ bị cứng lại). Khói được thổi vào sâu trong tai nhờ một cái ấm pha trà có vòi, tránh sáp rớt vào tai. Điều then chốt ở bài thuốc này là làm sao cho khói của sáp ong vào tai được nhiều nhất. Tần suất mỗi ngày xông 2 lần, mỗi lần 5 phút. Cứ như vậy liên tiếp trong 7 ngày đầu, từ tuần thứ 2 làm cách ngày. Đây là cách mà mọi người vẫn thường truyền tai nhau để thực hiện chữa bệnh cho trẻ.

Nguy cơ đến từ “ thần dược” sáp ong

Trong dân gian, sáp ong cũng như các sản phẩm mật ong được xem là “ thần dược” với vô số công dụng làm đẹp và sức khỏe. Tuy nhiên, chữa viêm tai giữa bằng sáp ong hoàn toàn không có cơ sở khoa học và không được kiểm chứng. Nắm bắt được tâm lý không cần uống kháng sinh lại lành tính gần gũi với thiên nhiên nên nhiều bà mẹ quyết tâm áp dụng cho con nhỏ bất chấp thiếu sót thông tin và độ tin cậy. Việc tùy tiện sử dụng phương pháp dân gian với trẻ nhỏ không được khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, bác sĩ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Thực tế, hơi thở của cha mẹ chứa rất nhiều vi khuẩn, chưa tính đến thổi sáp như vậy dễ bít mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, mủ sẽ dễ chảy ngược vào trong gây nên viêm màng não tăng nguy cơ tử vong cho trẻ. Cấu trúc của tai rất nhạy cảm, gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, viêm tai giữa sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

Không chữa viêm tai giữa bằng sáp ong, đây là lời khuyên của bác sỹ với các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ?

vicare.vn-chua-viem-tai-giua-bang-sap-ong-ban-co-tin-dieu-nay-khong-body-2
Hạn chế tối đa thời gian sử dụng núm vú giả

Về cơ bản, viêm tai giữa thường khó khăn trong việc ngăn chặn, Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể giảm rủi ro mắc bệnh cho con mình như là:

  • Giảm tối thiểu thời gian sử dụng núm vú giả.
  • Đặc biệt chú ý đến không gian sống xung quanh của trẻ nhỏ, đảm bảo rằng trẻ lớn lên trong môi trường không khói thuốc nhất có thể. Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở đường thở, cũng như ở cổ họng. Bên cạnh đó, khói thuốc cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Đảm bảo các em bé được tiêm ngừa đầy đủ với các loại vắc-xin thông thường.
  • Không cho con ăn trong khi bé đang nằm ngửa.
  • Nếu có thể, hãy cho bé ăn sữa mẹ thay vì dùng sữa công thức.
  • Tránh để nước tắm hoặc các dịch lỏng rơi vào tai bé

Ngoài ra, tránh tiếp xúc với những đứa trẻ đang không khỏe khác cũng có thể giúp giảm khả năng bị nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm tai giữa.

Những lưu ý khi chữa bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường gây nên cảm giác đau đớn, vì vậy điều trị tập trung chủ yếu vào việc giảm đau nhanh. Thuốc kháng sinh thường không giúp ích nhiều vì chúng chỉ có tác dụng nếu nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không phải di vi-rút. Mọi người thường được khuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi thông mũi để giảm sưng và giúp mở đường dẫn đến tai giữa. Nếu trẻ bị tịt mũi, thuốc nhỏ mũi có thể giúp dễ thở hơn trong vài giờ. Tuy nhiên, mọi pháp đồ điều trị viêm tai giữa đều cần sự hướng dẫn từ bác sĩ và cơ sở y tế có uy tín.

Tính đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các biện pháp chữa trị tại nhà như làm mát hạ sốt, các sản phẩm thảo dược hay đặc biệt là sáp ong có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm tai giữa.

Xem thêm:

  • Trẻ em bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
  • Phát hiện viêm tai giữa có dễ không?
  • Chữa viêm tai giữa cho bé ở đâu tốt?