Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng từ lâu đã được xem là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Bạn có biết, lá đinh lăng cũng có thể dùng để chữa hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Vậy thì cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho bé cụ thể như thế nào?
Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng từ lâu đã được xem là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Bạn có biết, lá đinh lăng cũng có thể dùng để chữa hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Vậy thì cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho bé cụ thể như thế nào?
Nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện đặc trưng nhất của hiện tượng này là người của bé luôn toát mồ hôi rất nhiều mặc dù bé đang ở một căn phòng mát mẻ và không mặc quá nhiều quần áo, nghĩa là không có một yếu tố môi trường nào tác động.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm này có rất nhiều, trong đó, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Cơ thể bé có nhiễm trùng: ở những trẻ có một số bệnh lý viêm nhiễm, áp xe... có khả năng đổ mồ hôi nhiều như một phản ứng trước sự tấn công từ vi khuẩn.
- Đường trong máu thấp: một số nghiên cứu cho thấy bé có đường huyết thấp cũng sẽ có hiện tượng ra mồ hôi nhiều.
- Các bệnh lý thần kinh: một số bé mắc phải các chứng như tủy sống rỗng, rối loạn phản xạ thần kinh... cũng thường được phát hiện hiện tượng đổ mồ hôi trộm này.
- Trường hợp bé sinh non, sinh thiếu tháng hoặc trong cơ thể thiếu Canxi, vitamin D... cũng sẽ toát rất nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Tuyến mồ hôi có nhiều vô căn: nguyên nhân này là nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi trộm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bé sẽ luôn toát mồ hôi ngay cả khi thức hay ngủ, chân tay thường xuyên ẩm ướt.
Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm cho bé?
Tuy rằng hiện tượng đổ mồ hôi trộm không phải là hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng theo nhiều bác sỹ, ba mẹ không nên coi thường việc này. Bởi vì ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của bé còn rất yếu và cơ thể cực kỳ nhạy cảm. Khi toát mồ hôi mà không lau khô kịp, nước sẽ thấm ngược trở lại cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Vì nguyên nhân trên, khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm là cực kỳ cần thiết. Trong nhiều phương pháp dân gian, chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng được tâm đắc hơn cả.
Lá đinh lăng là gì? Hướng dẫn chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho bé
Cây đinh lăng có tên khoa học đầy đủ là Polyscias Fruticosa, là một loại thực vật thuộc họ Nhân Sâm. Trong dân gian, cây có rất nhiều tên gọi khác như cây Nam dương sâm hay cây Gỏi cá. Loại cây này có thân nhỏ, chiều cao trung bình dao động từ 80cm đến 100cm, phần lá có dạng kém và viền răng cưa. Cây đinh lăng có hương thơm dịu nhẹ rất đặc trưng, thường mọc thành từng cụm.
Hiện nay, người ta đã phát hiện đến hơn 100 loại cây đinh lăng, trong đó, đinh lăng lá nhỏ rất được ưa chuộng bởi khả năng chữa trị nhiều bệnh như giải cảm, chữa phong hàn, khắc phục đau nhức xương – khớp, điều trị tắc sữa ở mẹ... Bên cạnh đó, cây đinh lăng lá nhỏ còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và hạn chế mệt mỏi.
Để chọn đúng cây đinh lăng lá nhỏ, ba mẹ cần phải phân biệt rõ loại này với các loại đinh lăng khác thông qua một số đặc điểm hình dáng, mùi vị như:
- Lá cây nhỏ và có hình chân chim, chiều dài dao động từ 20 đến 40cm.
- Thân cây rất nhẵn, chiều cao khoảng 80cm.
- Củ của cây đinh lăng lá nhỏ hơi sần sùi và có hình dáng giống nhân sâm, kích thước nhỏ.
Lá của cây đinh lăng nhỏ đến nay đã được Đông Y tận dụng để điều chế thành các bài thuốc dân gian hữu hiệu. Ngoài việc điều trị một số bệnh nêu trên, lá cây đinh lăng nhỏ còn được dùng để chữa chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ em.
Bài thuốc chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng
Để giúp bé thoát khỏi tình trạng đổ mồ hôi trộm trên, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp. Trong số đó, bài thuốc từ lá đinh lăng là một bài thuốc hiệu quả được nhiều người thử.
Đầu tiên, bạn hãy vò thật kỹ lá của cây đinh lăng, sau đó chà thật sát lên giường.
Tiếp theo, nhẹ nhàng đặt bé nằm lên trên vùng lá đinh lăng này.
Lặp lại thao tác trên từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng đổ mồ hôi của bé được cải thiện rất rõ rệt.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng lá đinh lăng để làm gối nằm và gối ôm cho bé. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng này cực kỳ đa năng, ngoài mục đích chính là hạn chế sự đổ mồ hôi ở bé, lá đinh lăng cũng còn phát huy được nhiều công dụng khác như:
- Giúp bé ngủ ngon, giảm thiểu các cơn giật mình, dở giấc ban đêm của bé.
- Giữ cho khu vực đầu của bé luôn thoáng mát và khô ráo, thoải mái.
- Tạo cho da của bé mùi thơm tự nhiên, dễ chịu.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ sơ sinh và học thêm được 1 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng. Hãy áp dụng ngay cho bé nhà mình để giúp bé thoải mái, khỏe mạnh hơn.
Xem thêm:
- Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?
- 10 nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm, phân biệt mồ hôi trộm sinh lý - bệnh lý
- Tác dụng điều trị bệnh ít biết của cây đinh lăng