Chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả bất ngờ từ lần đầu
Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong số những bài thuốc dân gian được không ít người áp dụng ngay cả khi y học phát triển với rất nhiều loại thuốc bôi hỗ trợ ngoài da. Vậy hiệu quả từ cách chữa mề đay bằng lá hẹ có chính xác không? Áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ về phương pháp chữa bệnh này qua bài viết dưới đây.
Chữa mề đay bằng lá hẹ hiệu quả bất ngờ từ lần đầu
Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong số những bài thuốc dân gian được không ít người áp dụng ngay cả khi y học phát triển với rất nhiều loại thuốc bôi hỗ trợ ngoài da. Vậy hiệu quả từ cách chữa mề đay bằng lá hẹ có chính xác không? Áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ về phương pháp chữa bệnh này qua bài viết dưới đây.
Công dụng chữa mề đay bằng lá hẹ
Theo Đông y, cây rau hẹ – hay còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo – là loài cây thân cỏ, có chiều cao khoảng 20-40cm. Rau hẹ có vị cay đắng và chua, để sống thì có tính nhiệt nhưng nấu chín thì có tính ôn, có tác dụng ôn trung, giải độc, tán ứ và hành khí.
Còn theo các nghiên cứu khoa học thì chỉ ra rằng trong rau hẹ có chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B, các khoáng chất thiết yếu như đồng, sắt, canxi, pyridoxin,...có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của các bộ phận chức năng trong cơ thể. Về các bệnh ngoài da nói chung và mề đay nói riêng, lá rau hẹ có tác dụng làm giảm phản ứng kháng thụ thể H2, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng ngoài da của căn bệnh này.
Do vậy, lá hẹ được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên sử dụng lá hẹ trong bữa ăn hàng ngày thường xuyên hơn để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh.
Hướng dẫn chữa mề đay bằng lá hẹ
Từ những công dụng đã nêu trên chúng ta có thể tham khảo một số cách chữa mề đay bằng lá hẹ như sau:
Chữa mề đay bằng uống nước lá hẹ tươi
Nguyên liệu gồm: 100g lá hẹ tươi rửa sạch và 500ml nước lọc.
Cách thực hiện: Lá hẹ tươi đã chuẩn bị đem cắt thành khúc dài 2-3cm, sau đó đem sắc với 500ml nước lọc trong lửa lớn. Tiếp tục đun sôi khoảng 8-10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước này ra bát, chia ra uống mỗi ngày 2-3 lần.
Tuy nhiên thời gian áp dụng bài thuốc này dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mề đay của mỗi người. Do vậy, không thể khẳng định chính xác số lần uống thuốc này.
Phòng ngừa mề đay bằng lá hẹ
Nếu như nước lá hẹ có thể cắt cơn ngứa và trị bệnh mề đay cho những ai đang mắc bệnh thì việc đưa lá hẹ vào bữa ăn hàng ngày cũng giúp chúng ta phòng ngừa được bệnh mề đay cũng như các bệnh viêm da khác tấn công. Đó chính là món canh lá hẹ nấu đậu hũ – món ăn vô cùng đơn giản và dễ làm nhưng chứa vô số công dụng tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 100g lá hẹ tươi và 2 bìa đậu hũ.
Cách thực hiện: Đậu hũ cắt khúc nhỏ vừa ăn, lá hẹ tươi thì đem rửa sạch và cắt khúc nhỏ dài 2-3cm. Đầu tiên, phi thơm hành khô với một ít dầu ăn rồi đổ nước lọc vào nồi đun sôi. Sau khi nước sôi, thả đậu hũ vào và nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho lá hẹ vào đun sôi đến lúc chín thì tắt bếp. Món canh này vừa có tác dụng phòng ngừa bệnh mề đay vừa có thể giúp cơ thể chống lại một số đầu bệnh khác như ung thư, táo bón, cảm mạo,...
Những lưu ý khi chữa mề đay bằng lá hẹ
Bạn muốn chữa trị căn bệnh này dứt điểm có thể nói là điều khó khăn. Tuy nhiên, vừa kết hợp chữa mề đay bằng lá hẹ vừa phòng ngừa căn bệnh này tái phát nhiều lần, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuy bệnh mề đay rất khó xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây mề đay như: thức ăn lạ, lông thú, thời tiết, phấn hoa,...
- Tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước mỗi ngày và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây hay bất kỳ bài thuốc chữa mề đay nào khi chưa tham khảo ý kiến của người có chuyên môn về da liễu.
Xem thêm:
- Thuốc hay mẹ nên biết: Trị ho cho trẻ bằng lá hẹ và mật ong
- Các bài thuốc chữa mề đay và bệnh da vẽ nổi
- Mề đay ánh sáng - bệnh của mùa hè