Chữa hôi miệng bằng lá lốt
Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng nó gây những rắc rối không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi phải tiếp xúc trực tiếp với người khác. Vậy bạn có biết chữa hôi miệng bằng lá lốt, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Chữa hôi miệng bằng lá lốt
Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng nó gây những rắc rối không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi phải tiếp xúc trực tiếp với người khác. Hiện nay có rất nhiều cách có thể giúp chữa được căn bệnh này, đặc biệt là những phương pháp sử dụng thảo dược từ thiên nhiên đang được rất nhiều người quan tâm. Một trong số đó là phương pháp chữa hôi miệng bằng lá lốt.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Trong đó chủ yếu là những nguyên nhân sau:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Các bệnh về răng miệng hay thói quen vệ sinh răng miệng cẩu thả có thể khiến lượng vi khuẩn trong miệng tăng lên hơn. Bên cạnh đó, những mảng bám cũng như mảnh vụn thức ăn giữa các kẽ răng, qua vi khuẩn phân hủy sẽ gây ra mùi hôi. Bề mặt lưỡi và gốc lưỡi cũng là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn. Vì vậy nếu khoang miệng không được thường xuyên làm sạch sẽ rất dễ gây ra mùi hôi.
- Ăn, uống thức ăn có mùi: Cafe, tỏi, cá, trứng, hành, đồ cay... là những thực phẩm có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Mùi của nó sẽ dính xung quanh miệng kể cả khi bạn đã đánh răng. Theo Viện Nha khoa tổng quát, allyl methyl sulfide trong cafe, hành và tỏi có thể ở lại trong máu của bạn đến 72 giờ sau khi tiêu thụ.
- Một số tình trạng bệnh lý: Ngoài vấn đề khoang miệng, một số bệnh về thể chất như như ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, táo bón, suy thận, xơ gan... cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc thường không nhận ra rằng mùi thuốc là thường bám rất lâu vào quần áo và đồ đạc, đặc biệt là hơi thở. Khói thuốc còn làm giảm cảm giác, giảm khả năng ngửi và nếm. Không những thế, hút thuốc làm miệng bị khô, khiến hơi thở của ngày càng “nặng mùi” hơn.
- Uống nhiều rượu, bia: Rượu, bia là đồ uống làm khô miệng, nhất là những loại rượu chứa đường còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng hôi miệng.
2. Chữa hôi miệng bằng lá lốt.
Để điều trị sâu răng, nhiệt miệng, viêm nướu, thường nhiều người hay lựa chọn giải pháp đến nha sĩ hoặc mua thuốc kháng sinh về uống. Tuy nhiên ít ai biết rằng có một phương pháp rất hữu hiệu đó là chữa hôi miệng bằng lá lốt. Lá lốt có vị cay, tính ấm nên được ông cha ta tin tưởng sử dụng để điều trị các bệnh lý về răng miệng. Hơn nữa, thành phần bên trong rất giàu hàm lượng tinh dầu benzyl acetat, alkaloid và beta caryophylen. Những chất này có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, bảo vệ răng miệng cực kỳ tốt.
Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng bằng lá lốt mà bạn có thể tự làm ở nhà:
Cách 1:
+ Chuẩn bị khoảng 20 cái lá lốt, 1 thìa cafe muối biển và nước đun sôi để nguội.
+ Rửa lá lốt bằng nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, bùn đất. Nếu cẩn thận hơn, sau khi rửa có thể ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
+ Dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn lá lốt với muối và khoảng 100 ml nước đã chuẩn bị ở trên.
+ Tách bỏ phần bã bằng rây lọc hoặc khăn xô sạch, giữ lại phần nước.
+ Đổ phần dịch vừa thu được vào một lọ sạch, đậy chặt nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để có thể dùng trong thời gian dài.
+ Khi vệ sinh răng miệng, sử dụng một cái tăm bông sạch nhúng đều phần nước lá lốt đã chuẩn bị, chấm trực tiếp nhiều lần lên vùng răng bị sâu, nhiệt miệng rồi súc miệng sạch bằng nước ấm. Mỗi tuần thực hiện chữa hôi miệng bằng lá lốt theo cách này khoảng 3 - 4 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2:
+ Chuẩn bị nguyên liệu và rửa sạch lá lốt tương tự như cách 1.
+ Cho lá lốt và khoảng 200ml nước sạch vào nồi, đặt lên bếp và đun lửa lớn. Khi nước bắt đầu sôi, hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 phút thì tắt bếp.
+ Chắt phần nước thu được sau khi đun vào một bình lớn, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để chữa hôi miệng bằng lá lốt hàng ngày.
+ Mỗi ngày, sau khi đánh răng, lấy lượng vừa đủ dung dịch đã chuẩn bị để ngậm và súc miệng vài lần, mỗi lần chừng một phút. Có thể kết hợp dùng lưỡi đẩy đều liên tục để dưỡng chất trong nước lá lốt hấp thụ vào sâu bên trong.
Cách 3:
+ Nguyên liệu là rễ cây lá lốt.
+ Rửa thật sạch phần rễ cây đã chuẩn bị cho sạch bụi bẩn và bùn đất.
+ Cắt rễ cây thành từng khúc dài tầm một đốt ngón tay và đem phơi khô (hoặc sao vàng cho khô). Khi rễ đã khô, sắc lấy nước uống trong ngày. Bạn có thể sử dụng nước này thay cho nước uống.
+ Lưu ý: Nên đun cho đến khi còn 1/3 lượng nước ban đầu, không nên uống quá đặc hoặc quá loãng, nếu không sẽ không đem lại hiệu quả.
Kết luận.
Bên cạnh chữa hôi miệng bằng lá lốt hay bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần kết hợp song song với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Việc hút thuốc lá hay uống rượu bia cũng cần hạn chế tối đa để vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp loại bỏ tối đa những nguyên nhân gây hôi miệng. Bên cạnh đó, việc đi khám nha khoa định kỳ cũng rất cần thiết để có thể chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Cách điều trị sâu răng bằng rễ lá lốt cực hiệu quả
- Điều trị bệnh gút với lá lốt có được không?
- Bài thuốc hay trong y học cổ truyền từ cây lá lốt