Chữa bệnh trĩ có dứt điểm được không?

Bệnh trĩ là một tình trạng khá phổ biến, bệnh gây khó chịu nhưng mọi người thường ngại nói tới và điều trị nó. Hầu hết bệnh trĩ có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại gia hoặc sử dụng các thuốc đơn giản. Việc chữa bệnh trĩ dứt điểm tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Chữa bệnh trĩ có dứt điểm được không? Chữa bệnh trĩ có dứt điểm được không?

Bệnh trĩ là một tình trạng khá phổ biến, bệnh gây khó chịu nhưng mọi người thường ngại nói tới và điều trị nó. Hầu hết bệnh trĩ có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại gia hoặc sử dụng các thuốc đơn giản. Việc chữa bệnh trĩ dứt điểm tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà

Có một số cách bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn hoặc ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra:

Tắm, xông hậu môn, chườm lạnh

  • Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, ngày làm 2-3 lần hoặc sau mỗi lần đi tiêu sẽ giúp giảm ngứa và kích ứng. Sau khi tắm nên để khô tự nhiên. Nếu cần rửa vùng hậu môn, nên dùng xà phòng không mùi, không chà sát mạnh.
  • Xông/ngâm hậu môn: dùng nước nóng vừa để xông hoặc ngâm hậu môn giúp giảm đau, ngứa. Có thể đun các loại thảo dược như lá trầu không, lá bạc hà, ... cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu da.
  • Chườm lạnh: Sử dụng những viên đá nhỏ chườm vào vùng hậu môn để làm giảm sưng và đau.
  • Mặc đồ lót bằng cotton rộng, mềm: giúp giữ cho hậu môn thông thoáng, thoải mái khí, ngăn ẩm tích tụ vì điều này có thể ảnh hưởng đến bệnh trĩ.
  • Ngồi trên đệm để giúp giảm đau, tránh gây sưng búi trĩ và giảm sự hình thành những búi trĩ mới.

Duy trì thói quen tốt khi đi vệ sinh

  • Giới hạn thời gian đi vệ sinh, không ngồi quá lâu. Nếu không đi được sau một vài phút, bạn hãy đi làm việc khác, tuy nhiên cần tập đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Không được rặn quá mạnh, quá nhiều lần khi đi tiêu, tránh để bị chảy máu.
  • Không được nhịn: Khi cảm thấy cần phải đi vệ sinh, hãy đi ngay. Nếu trì hoãn, phân sẽ bị tích tụ lại khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn.
  • Ngồi xổm. Kê thêm ghế để ngồi gác chân lên, tư thế nâng đầu gối khi ngồi đi vệ sinh giúp đường ruột thẳng hơn, có thể làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Lau rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ sau khi đi tiểu.
vicare.vn-chua-benh-tri-co-dut-diem-duoc-khong-body-1

Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh trĩ

  • Một số loại kem bôi, thuốc mỡ có thể giúp giảm đau, sưng và ngứa do bệnh trĩ. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm không kê đơn này trong khoảng một tuần. Nếu các triệu chứng vẫn còn, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị.
  • Kem bôi và thuốc đạn có chứa hydrocortison có thể làm cho da yếu và mỏng, vì vậy chúng không nên được sử dụng trong hơn một tuần. Nếu những loại kem này gây phát ban hoặc khô da xung quanh hậu môn, hãy nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ kê đơn cho bạn.
  • Một số thuốc giúp bổ sung chất xơ, như Metamucil (psyllium), hoặc chất làm mềm phân, chẳng hạn như Citrucel (methylcellulose), có thể giúp ngăn ngừa táo bón, nguyên nhân gây bệnh trĩ hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Tránh dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên, điều này có thể dẫn đến tiêu chảy và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh trĩ.

Các thủ thuật để điều trị dứt điểm bệnh trĩ

Nếu bệnh trĩ không khỏi khi điều trị tại nhà, người bệnh có thể cần đến các giải pháp can thiệp để có thể điều trị dứt điểm.

Nếu bệnh trĩ ngoại (búi trĩ nằm xung quanh bên ngoài hậu môn) gây đau, khó chịu, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ chúng. Bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng hậu môn trước khi làm thủ thuật.

Nếu bị bệnh trĩ nội, các búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng, bác sĩ có thể giải quyết bằng nhiều cách như dưới đây:

Thắt búi trĩ bằng dây cao su

Dùng khi bị trĩ nội mức độ 1,2,3. Bác sĩ dùng dải cao su nhỏ buộc xung quanh gốc của búi trĩ, cắt đứt nguồn cung cấp máu của nó. Việc này có thể làm trong khi bác sĩ nội soi. Thủ thuật này thường làm cho búi trĩ co lại và rơi ra trong vòng khoảng một tuần, nó có thể gây đau, khó chịu một chút nhưng thời gian phục hồi nhanh.

vicare.vn-chua-benh-tri-co-dut-diem-duoc-khong-body-2

Làm xơ cứng búi trĩ

Đây là thủ thuật nhanh chóng, thường không gây đau. Bác sĩ sẽ tiêm một hóa chất vào mạch máu của búi trĩ, khiến mô sẹo hình thành để thu nhỏ búi trĩ. Cách này có thể được sử dụng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu, người không được khuyến cáo thắt dây cao su.

Làm đông máu bằng đèn hồng ngoại

Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng hồng ngoại cực mạnh, nhiệt từ nguồn sáng giúp tạo ra mô sẹo ở búi trĩ, cắt đứt nguồn cung cấp máu, giúp thu nhỏ búi trĩ. Thủ thuật này thường nhanh chóng, không gây đau, cần làm vài lần và có thể để lại một vài biến chứng.

Phẫu thuật cắt trĩ

Có khoảng 10% bệnh nhân người lớn đi khám bệnh trĩ sẽ cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Đó là các trường hợp: búi trĩ ngoại lớn, bị cả trĩ nội và ngoại, bệnh trĩ nội đã tăng sinh (nhìn thấy được từ hậu môn).

Trong phẫu thuật cắt trĩ, bác sĩ rạch một đường nhỏ ở hậu môn để loại bỏ búi trĩ và các mô xung quanh, sau đó đóng vết thương bằng chỉ khâu. Cắt trĩ có thể gây đau sau phẫu thuật, tỉ lệ thành công là 95% các trường hợp, ít gây tái phát.

Có nhiều lựa chọn để điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ, thảo luận với họ về các phương pháp, để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho trường hợp bệnh cụ thể.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Everydayhealth)

Xem thêm:

  • Bệnh trĩ và cách điều trị trĩ hiệu quả
  • Khi bị bệnh trĩ uống thuốc có hết không?