Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không: Bài thuốc đơn giản, hiệu nghiệm
Lá trầu không từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Một trong số đó phải kể đến là trĩ. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không từ lâu đã được đánh giá là đạt hiệu quả cao, có khả năng làm tiêu búi trĩ trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không: Bài thuốc đơn giản, hiệu nghiệm
Lá trầu không từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Một trong số đó phải kể đến là trĩ. Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không từ lâu đã được đánh giá là đạt hiệu quả cao, có khả năng làm tiêu búi trĩ trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ
Theo như nghiên cứu, trong 100g lá trầu không thì có đến 2,4% là tinh dầu. Thành phần chính của lá trầu không là những chất kháng sinh mạnh, có tác dụng kháng nấm, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn, có thể kể đến như: trực khuẩn Coli, tụ khuẩn cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,.... Lá trầu không có công dụng làm giảm đau, tăng cảm giác đói, sát khuẩn,... Vì vậy, trong dân gian, nó được dùng để chữa trị các bệnh như: các bệnh về đường răng miệng, đầy hơi, khó tiêu, viêm phế quản,....
Không chỉ vậy, lá trầu không có có chứa nhiều các chất oxy hóa, có khả năng làm cải thiện chức năng của dạ dày và ổn định độ pH, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa thức ăn và bài tiết một cách dễ dàng. Nhờ vậy, nó có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa táo bón và điều trị bệnh trĩ.
Những thành phần kháng viêm trong lá trầu không có thể loại bỏ được nấm, diệt khuẩn, điều trị được tình trạng viêm loét ở vùng hậu môn, se búi trĩ, cầm máu,...., giúp người bệnh trĩ có thể nhanh chóng được hồi phục bệnh.
Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 7 lá
- Hạt gấc: 7 hạt
- Bồ kết: 7 quả
- Cau: 1 quả
Thực hiện:
- Rửa thật sạch các nguyên liệu.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào 1 cái cối giã nhỏ cùng một chút muối.
- Cho các nguyên liệu đã được giã nhỏ vào nồi nước, đun nóng lên.
- Khi nước sôi, tắt bếp, dùng nước đó xông hơi hậu môn.
- Thực hiện xông hơi ngày 2 lần trong 3 ngày, bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
4 vị thuốc này đều có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, giúp vết thương mau lành hơn nên có thể điều trị bệnh trĩ, viêm nhiễm, phù nề rất tốt.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: chuẩn bị 10 - 15 lá trầu không
Thực hiện:
- Rửa thật sạch lá trầu không.
- Cho lá vào nồi nước, đun sôi lên cùng với 1 chút muối ăn.
- Khi nước sôi, đợi cho nước nguội dần còn hơi ấm, xông hơi vùng hậu môn trong 15 phút. Dùng 1 ít lá trầu không cọ rửa nhẹ nhàng vùng hậu môn.
- Thực hiện cách này ngày 2 - 3 lần trong 2 tuần sẽ giúp cho búi trĩ teo lại.
Các bài thuốc này có tác dụng rất hiệu quả đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ, độ 1 và độ 2. Đối với những trường hợp bị nặng, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và được điều trị bằng các phương pháp hiện đại hơn.
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thể được xem là một phương pháp khá an toàn mà đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi chữa trị bệnh trĩ bằng cách này, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Trước khi điều trị bằng phương pháp này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra tình trạng trĩ của mình đang ở giai đoạn nào. Nếu mới ở giai đoạn nhẹ thì mới nên áp dụng cách chữa này. Còn nếu trĩ nặng hơn thì bạn cần phải dùng phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thời gian chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thể không nhanh bằng các phương pháp hiện đại khác nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian mới có được hiệu quả.
- Vệ sinh thật sạch sẽ khu vực hậu môn trước khi chữa trị để tránh gây viêm nhiễm
- Lá trầu không có thể gây phản ứng với một số loại thuốc. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp chữa trị này.
- Tuyệt đối không dùng nước lá trầu không để thụt rửa sâu bên trong vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Sau một thời gian điều trị mà không thấy có sự tiến triển, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ định phương pháp khác hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng quả sung