Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng mẹo dân gian

Bệnh ra mồ hôi tay chân là chứng bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải kể cả trẻ em còn nhỏ tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại kéo dài dai dẳng, gây ra không ít bất tiện trong đời sống hàng ngày. Cùng Vicare tham khảo cách chữa bệnh này bằng y học hiện đại, cũng như một số mẹo dân gian để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân qua bài viết sau đây.

Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng mẹo dân gian Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng mẹo dân gian

Bệnh ra mồ hôi tay chân là chứng bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải kể cả trẻ em còn nhỏ tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại kéo dài dai dẳng, gây ra không ít bất tiện trong đời sống hàng ngày. Cùng Vicare tham khảo cách chữa bệnh này bằng y học hiện đại, cũng như một số mẹo dân gian để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân qua bài viết sau đây.

Những dấu hiệu của bệnh ra mồ hôi tay chân

Dấu hiệu của bệnh ra mồ hôi tay chân rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Lòng bàn tay bàn chân luôn luôn ẩm ướt, đôi khi mồ hôi ra nhỏ giọt.
  • Da tay, da chân nhợt nhạt.
  • Da thường xuyên bong tróc và lớp tế bào chết thường xuất hiện.
  • Một vài trường hợp mồ hôi ra quá nhiều dẫn đến nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc kích ứng vùng da vô cùng khó chịu trong các sinh hoạt hàng ngày.
  • Mùa nóng ra rất nhiều mồ hôi, mùa lạnh tay chân thường lạnh ngắt.
  • Ra mồ hôi ở bàn chân có thể có mùi hôi.
  • Tùy theo cơ địa mỗi người mà mồ hôi ra ít hoặc nhiều.
  • Tình trạng đổ mồ hôi tay chân thể bắt đầu xảy ra ở độ tuổi đến trường và kéo dài đến khi lớn lên.
  • Ngoài vị trí tay và chân, mồ hôi còn có thể ra ở nhiều vị trí khác: nách, đầu, mặt, cổ, lưng...
  • Mồ hôi bình thường đã tiết nhiều, khi căng thẳng giận dữ hoặc sợ hãi càng ra nhiều hơn.
vicare.vn-chua-benh-ra-mo-hoi-tay-chan-bang-meo-dan-gian-body-1

Nguyên nhân gây bệnh ra mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi là một hiện tượng bình thường khi cơ thể vận động mạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, đây là cách hạ nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Khi tâm lý lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hoặc công việc căng thẳng cũng kích thích thần kinh giao cảm tăng tiết mồ hôi.

Những trường hợp mồ hôi đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, cụ thể là cường giao cảm gây nên. Ngoài ra, bệnh ra mồ hôi tay chân cũng có thể là biểu hiện của một số rối loạn hoặc bệnh lý:

  • Cường giáp: tuyến giáp tăng hoạt động quá mức dẫn đến tăng tốc độ trao đổi chất, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều năng lượng và tạo nhiệt. Người bệnh thường có cảm giác phát hỏa và cơ thể phải toát nhiều mồ hôi để giúp giải nhiệt. Tuy nhiên, ngoài việc đổ mồ hôi còn kèm theo các triệu chứng như: tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tay run, mắt hơi lồi, sụt cân...
  • Thiếu vitamin và khoáng chất cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ra mồ hôi tay chân, ví dụ thiếu kẽm, vitamin D hoặc canxi do ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, có chất bảo quản...
  • Nhiễm độc do tiếp xúc với chất độc trong thực phẩm, nước và không khí... Các chất độc khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể phản ứng lại bằng việc ra nhiều mồ hôi. Việc ra mồ hôi cũng là một cách giúp cơ thể đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng gây tăng tiết mồ hôi thứ phát như: lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản...

Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân như thế nào?

Điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân cần phải kết hợp nhiều phương pháp. Nhưng trước hết, cần phải tìm nguyên nhân gây bệnh mới điều trị triệt để được. Do đó, khi bắt đầu có biểu hiện của bệnh ra mồ hôi tay chân, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế, chuyên khoa thần kinh hoặc khoa nội tiết để khám và xác định nguyên nhân.

Nếu do nguyên nhân từ các bệnh lý khác, điều trị khỏi thì chứng bệnh ra mồ hôi tay chân sẽ giảm hẳn.

Trường hợp bị bệnh ra mồ hôi tay chân do lối sống, thói quen sinh hoạt và ăn uống thì có thể tự cải thiện tại nhà như sau:

  • Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ các loại thực phẩm. Ví dụ: ngũ cốc, hạt bí, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi hoặc gan động vật... là những thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao. Dâu tây, nho... lại chứa nhiều chất silic giúp giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và có thể ngăn được mùi hôi của cơ thể.
  • Uống nhiều nước để làm mát, cơ thể không bị nóng và không cần phải thoát nhiệt qua việc đổ mồ hôi nữa. Nhiều người nên thay đổi quan niệm sai lầm rằng: càng uống nhiều nước thì càng đổ nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như: ớt, tỏi, tiêu, hành và các thức uống chứa chất kích thích như cafein, rượu bia, thuốc lá.
  • Sử dụng phấn bột thay vì kem dưỡng thể hàng ngày, vì kem dưỡng thể có thể làm cho các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn còn phấn bột có thể ngăn chặn mồ hôi tiết ra.
  • Quản lý tốt cảm xúc của bản thân, tránh căng thẳng cũng giúp giảm bớt bệnh ra mồ hôi tay chân, một gợi ý là nên thường xuyên tập yoga hoặc ngồi thiền.

Trong trường hợp bệnh ra mồ hôi tay chân là do cường thần kinh giao cảm có thể áp dụng phương pháp mổ cắt hạch thần kinh, đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao, có thể khỏi hoàn toàn bệnh ra mồ hôi tay chân.

Một số mẹo dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay chân hiệu quả

Trên thực tế, có không ít người sau khi mổ cắt hạch giao cảm đã ngưng ra mồ hôi ở tay chân, nhưng lại bắt đầu ra mồ hôi ở một vị trí khác trên cơ thể, ví dụ ra rất nhiều ở lưng, cổ, mặt, đùi...Do đó, nhiều người e dè với việc cắt hạch đã tìm đến các mẹo dân gian, tuy đòi hỏi sự kiên trì nhưng lại rất hiệu quả.

Bài thuốc từ lá lốt

  • Cách 1: dùng thân, lá và rễ của lá lốt phơi khô, sao vàng rồi sắc uống trong 7 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ khoảng 4 - 5 ngày rồi lại tiếp tục uống 7 ngày nữa.
  • Cách 2: lấy lá lốt tươi, rửa thật sạch, đun sôi với 1.5 lít nước và cho thêm một chút muối vào. Đem ra để đến khi nước còn âm ấm vừa đủ, ngâm tay và chân trong đó khoảng 20 phút. Nến áp dụng ít nhất một lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
  • Cách 3: xem lá lốt như một nguyên liệu để chế biến món ăn hàng ngày ví dụ như chả bò lá lốt, thịt rang lá lốt, trứng chiên lá lốt... vừa thơm ngon, vừa có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi tay chân.
vicare.vn-chua-benh-ra-mo-hoi-tay-chan-bang-meo-dan-gian-body-2

Chè xanh (trà xanh)

Nước lá chè cũng là một bài thuốc có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Rửa sạch một nắm lá chè xanh, đun sôi cùng với 2 lít nước. Dùng 1 lít để uống mỗi ngày và 1 lít để ngâm tay, chân. Nước nấu từ lá chè giúp hỗ trợ điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân và còn có tác dụng giúp da mịn màng hơn.

Ngải cứu

Ngoài những công dụng nổi tiếng của ngải cứu cho sức khỏe phái nữ, loài cây này còn chữa được bệnh ra mồ hôi tay chân rất hiệu quả. Khi thời tiết lạnh, đem cả cây ngải cứu vào thau, đốt lên rồi cho bàn tay, bàn chân lần lượt vào hơ trên hơi nóng, tinh dầu ngải cứu bay hơi có tác dụng làm ấm tay, chân và hạn chế bệnh ra mồ hôi.

Bài thuốc từ lá dâu tằm (Đông Y còn gọi là Tang diệp)

Hái lá dâu tằm tươi, rửa sạch, đun sôi với nước sạch và uống thay nước có thể trị được bệnh ra mồ hôi tay chân rất hiệu nghiệm. Nếu có thể, hãy kết hợp với lá lốt, hạt sen, đường trắng để tạo thành loại thức uống ngon miệng và dễ uống hơn.

Ngoài lá dâu tằm thì cành của cây dâu khi kết hợp với cỏ xước và cây xấu hổ, đem tất cả sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân.

Muối hột

Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất.

  • Cách 1: đem muối hột hòa tan vào nước ấm sau đó ngâm tay và chân mỗi ngày.
  • Cách 2: rang muối trên chảo nóng, sau đó hơ bàn tay, bàn chân trên hơi nóng bốc lên.
  • Cách 3: rang muối thật nóng rồi đổ vào một tấm vải sạch, sau đó đem chườm vào bàn chân, bàn tay.

Các mẹo dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay chân rất hiệu quả nhưng mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thực hiện.

Xem thêm:

  • Ra nhiều mồ hôi tay, chân thì phải làm thế nào?
  • Mẹo dân gian loại bỏ bệnh mồ hôi tay chân