Chữa bệnh nấc cụt ở trẻ em

Một cơn nấc cụt thường chỉ diễn ra trong vài phút, hoặc cũng có thể kéo dài vài giờ, thậm chí là 1-2 ngày. Nấc cụt thường không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể dẫn tới nôn trớ nên mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp chữa nấc cụt ở trẻ em trong bài viết sau đây.

Chữa bệnh nấc cụt ở trẻ em Chữa bệnh nấc cụt ở trẻ em

Một cơn nấc cụt thường chỉ diễn ra trong vài phút, hoặc cũng có thể kéo dài vài giờ, thậm chí là 1-2 ngày. Nấc cụt thường không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể dẫn tới nôn trớ nên mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp chữa nấc cụt ở trẻ em trong bài viết sau đây.

Vì sao trẻ em hay bị nấc cụt?

Nấc là động tác hít vào một cách vô thức do kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm và phế vị dẫn đến co cơ hoành và các cơ liên sườn hít vào. Không khí “ùa” nhanh vào phổi gây phản xạ đóng thanh môn và tạo ra tiếng “hic”.

Nấc cụt là một dạng rối loạn rất thường gặp vì hầu hết mọi người đều đã từng mắc phải, do sự co thắt đột ngột, không chủ động của cơ hoành. Cơ hoành là một cơ dẹt rộng, hình vòm, ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng, có vai trò quan trọng trong hô hấp. Khi cơ hoành co thắt sẽ khiến dây thanh âm đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh rất đặc trưng của nấc cụt.

Điều này có thể xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Kể cả các trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị nấc cụt. Thậm chí, các bé còn nấc cụt nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt:

  • Bé nấc cụt sau khi bú: Rất nhiều bé có hiện tượng nấc liên tục sau bú. Lý giải cho điều này là bởi trong lúc bé bú, không khí trong bình sữa đã được nuốt cùng với sữa. Khi đã “uống” quá nhiều không khí, nó có thể gây nên kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo nên tiếng nấc.
  • Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc: Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.
  • Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc: Khi xuất hiện hiện tượng này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.

Cách chữa bệnh nấc cụt ở trẻ em

vicare.vn-chua-benh-nac-cut-o-tre-em-body-1

Nấc cụt ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ. Khi trẻ bị nấc cụt, bố mẹ có thể áp dụng một trong những phương pháp chữa nấc cụt ở trẻ em sau đây.

1. Massage vòm họng

Bố mẹ hãy sử dụng một quả bóng bông lăn chậm từ khu vực bề mặt hàm trên của bạn kéo xuống đến vùng họng để tạo ra phản xạ nôn. Do vậy, sẽ nhanh chóng làm ngừng cơn nấc cụt của bé.

2. Uống hoặc súc miệng với nước

Uống nước là mẹo đơn giản và hiệu quả nhất, uống nước có thể làm gián đoạn các dây thần kinh gây nấc cụt. Nên uống nước thật chậm rãi và liên tục để cắt cơn nấc. Mẹ có thể rót một chén nước và cho trẻ uống, chú ý rằng nên uống từ từ.

3. Cho bé uống nước hoặc bú sữa

Trong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước.

Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, kèm theo hít thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Đa số các bé đều khỏi nấc cụt bằng cách chữa trị đơn giản này.

4. Nín thở

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì phương pháp này khá khó thực hiện. Mẹ hãy dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoài, giống như chuẩn bị nhảy xuống bể bơi. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rồi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.

5. Bịt chặt lỗ tai

Bịt chặt lỗ tai (tiện nhất là dùng hai ngón tay trỏ hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai) trong khoảng 3 phút, sau đó uống một ngụm nước. Cách làm này khá hiệu quả bởi kích thích các dây thần kinh phế vị và làm hết nấc cụt.

6. Vỗ nhẹ lưng cho bé

Đơn giản hơn, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Phương pháp này có thể giúp trẻ ợ hơi được và tránh được các cơn trào ngược.

7. Ấn vào lòng bàn tay

Ấn mạnh vào lòng bàn tay: Mẹ có thể sử dụng ngón tay cái của mình để ấn vào lòng bàn tay bé, ấn càng mạnh càng tốt. Cách này gây phân tâm, tác động đến hệ thần kinh và có thể giúp ngưng nấc cụt.

8. Gãi môi hoặc mang tai

Bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái để làm thay đổi sự tập trung của trẻ hoặc gây cho trẻ khóc hoặc vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ; cho trẻ nhấp vài ngụm nước, hoặc gây động tác mút cho trẻ.

Với trẻ lớn hơn, cho trẻ uống nước, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối hoặc làm động tác như đối với người lớn.

Ngoài ra mẹ có thể thử tham khảo thêm 2 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian sau: Lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày. Mẹ có thể bế trẻ lên, dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu bé khóc, cơn nấc sẽ nhanh chóng chấm dứt, do dây thần kinh thực quản được giãn ra. Mẹ cũng nên ủ ấm cho trẻ vào lúc này.

Phòng tránh trẻ bị nấc cụt như thế nào?

vicare.vn-chua-benh-nac-cut-o-tre-em-body-2
Để phòng tránh nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói
  • Nguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ cháu có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định.
  • Khi bé ngủ dậy thì nên choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió. Các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
  • Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
  • Để phòng tránh nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no.
  • Khi cho bé bú bình, mẹ cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày giãn nhiều. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 – 15 phút.
  • Cơn nấc cụt không có nguy hiểm gì với sức khỏe của bé nếu nó diễn ra bình thường, nhưng mẹ cần lưu ý kỹ nếu hiện tượng bé nấc liên tục trong thời gian dài có thể báo hiệu một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa

Xem thêm:

  • Cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ ở trẻ em
  • Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?
  • Bé bị viêm tiểu phế quản có nên tắm?