Chữa bệnh móng chọc thịt ở đâu?

Bệnh móng chọc thịt là tình trạng móng mọc đâm vào da, gây ra cảm giác khó chịu cho đến đau tăng dần theo thời gian, thậm chí có các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm, đặc biệt ở các bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu nuôi cơ thể như đái tháo đường. Đa phần, bạn có thể tự xử lý tại nhà, tuy nhiên một số trường hợp bạn cần đến bác sĩ.

Chữa bệnh móng chọc thịt ở đâu? Chữa bệnh móng chọc thịt ở đâu?

Vậy chữa bệnh móng chọc thịt ở đâu?

Bệnh móng chọc thịt là gì?

Bệnh móng chọc thịt xảy ra khi phần rìa của móng mọc vào bên trong da. Ngón chân cái là nơi thường thấy hiện tượng này.

Bạn có thể tự điều trị bệnh móng chọc thịt tại nhà. Tuy nhiên, điều này có thể gây biến chứng cần can thiệp y khoa. Nguy cơ biến chứng tăng khi bạn có bệnh lý kèm theo như đái tháo đường hay các bệnh lý khác mà khiến máu nuôi chân kém.

Nguyên nhân của bệnh móng chọc thịt

Bệnh móng chọc thịt xảy ra ở cả 2 giới. Bệnh móng chọc thịt thường xuất hiện ở người hay đổ mồ hôi chân, chẳng hạn như thanh thiếu niên. Người cao tuổi cũng có nguy cơ bị tăng vì móng có xu hướng dày lên theo tuổi.

Những điều có thể gây ra bệnh móng chọc thịt, bao gồm:

  • Cắt móng không đúng
vicare.vn-chua-benh-mong-choc-thit-o-dau-body-1
  • Đường móng (toenail) cong, bất thường
vicare.vn-chua-benh-mong-choc-thit-o-dau-body-2
  • Đi giày mà đặt nhiều áp lực lên ngón chân cái, ví dụ như vớ hoặc giày quá chật
  • Tổn thương móng, bao gồm tình trạng lật móng, rớt vật nặng lên bàn chân
  • Vệ sinh bàn chân kém
  • Yếu tố di truyền
  • Sử dụng bàn chân với cường độ cao khi tham gia các hoạt động thể thao có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị móng chọc thịt. Các hoạt động khiến bạn phải dùng chân tác động lực lên một vật hoặc tăng áp lực lên bàn chân trong thời gian dài có thể gây ra móng chọc thịt. Các hoạt động chẳng hạn như: múa ba lê, bóng đá...

Triệu chứng của bệnh móng chọc thịt

Móng chọc thịt có thể đau, và tăng dần theo thời gian.

Giai đoạn sớm:

  • Vùng da cận móng trở nên mềm hơn, sưng phù hoặc trở nên cứng hơn
  • Đau tăng khi tạo áp lực lên ngón chân (ấn ngón chân)
  • Tụ dịch ở quanh ngón chân

Nếu ngón chân bị bội nhiễm, các triệu chứng bao gồm:

  • Vùng da sưng nóng đỏ
  • Đau
  • Chảy máu
  • Chảy mủ hôi
  • Da thừa quanh móng mọc lên
vicare.vn-chua-benh-mong-choc-thit-o-dau-body-3

Vì thế, việc điều trị móng chọc thịt sớm nhất có thể để tránh phải chịu đựng những triệu chứng nặng nề.

Bệnh móng chọc thịt được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ thường chỉ cần thăm khám lâm sàng để chẩn đoán móng chọc thịt. Nếu móng chân của bạn bội nhiễm, bạn có thể sẽ được chỉ định một phim X quang để quan sát độ sâu của móng ở trong da. X quang cũng có thể giúp phát hiện nguyên nhân móng chọc thịt gây ra bởi chấn thương hay không.

Các phương pháp điều trị bệnh móng chọc thịt?

Móng chọc thịt giai đoạn sớm chưa bị bội nhiễm có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu móng đã đâm thủng da, hoặc có các dấu hiệu của nhiễm trùng bạn cần đến khám bác sĩ. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • Chảy mủ
  • Phù nề, nóng, đỏ da vùng ngón chân

Liệu pháp tại nhà:

  • Ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 đến 20 phút, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày (sau đó giữ chân khô)
  • Kéo da ra khỏi góc móng đang mọc chọc thịt bằng bông gòn
  • Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen
  • Bôi kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như polymyxin và neomycin, hoặc bôi kem steroid để phòng ngừa nhiễm trùng.

Thực hiện liệu pháp tại nhà trong vài ngày đến vài tuần. Nếu triệu chứng đau tăng lên hoặc bạn thấy khó mà đi bộ hoặc hoạt động bình thường, hãy đến gặp bác sĩ.Nếu móng chân không đáp ứng với liệu pháp tại nhà hoặc chân của bạn bội nhiễm, có thể bạn sẽ cần một cuộc tiểu phẫu. Trong tất cả các trường hợp nhiễm trùng, ngưng liệu pháp tại nhà và đến bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị móng chọc thịt:

Có nhiều phương pháp phẫu thuật móng chọc thịt. Phẫu thuật cắt bỏ một phần móng chứa chỗ móng đang chọc vào da của bạn. Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:

vicare.vn-chua-benh-mong-choc-thit-o-dau-body-4
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đĩa móng (nail plate)
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần đĩa móng
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần đĩa móng và gốc móng (nail matrix)
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa móng và mầm móng (germinal matrix)
  • Phẫu thuật cát phần một phần nếp móng (nail fold) và đĩa móng
  • Phẫu thuật Terminal Syme đoạn xương đốt ngón chân xa (distal phalanx) và toàn bộ móng
  • Phương pháp phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào mức độ của bệnh móng chọc thịt, giai đoạn của bệnh, sự tái phát và nguyên nhân của nó.

Chăm sóc sau phẫu thuật:

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn xuất viện với ngón chân được băng bó. Bạn sẽ được dặn dò đặt chân mới mổ lên chân lành từ 1, 2 ngày và đeo vớ y khoa đặc biệt có lợi cho sự lành vết thương ngón chân.Tránh cử động nhiều nhất có thể. Băng gạt sẽ được tháo bỏ sau 2 ngày mổ. Bạn sẽ được khuyên nên mang dép hở ngón chân và rửa ngón chân bằng nước muối sinh lý mỗi ngày cho đến khi chân lành. Bạn có thể sẽ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.Móng chân của bạn sẽ mọc lại sau vài tháng nếu đó là một cuộc phẫu thuật cắt bỏ móng một phần. Nếu như đó là cuộc phẫu thuật cắt bỏ giường móng (nail base, nail matrix), móng có thể sẽ cần 1 năm để mọc lại.Biến chứng của bệnh móng chọc thịtNếu bệnh móng chọc thịt không được điều trị, có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng xương ngón chân hoặc loét chân, làm giảm tưới máu nuôi chỗ ngón chân, hoại tử mô cũng có thể xảy ra.Tình trạng nhiễm trùng sẽ còn nặng nề hơn nếu bạn bị tiểu đường. Thậm chí dù chỉ một vết trầy nhỏ, hoặc móng chọc thịt cũng có thể nhanh chóng bị bội nhiễm vì sự nhạy cảm thần kinh và thiếu máu nuôi ở bệnh nhân tiểu đường. Hãy đến gặp bác sĩ ngay thay vì thử chăm sóc tại nhà nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường có móng chọc thịt.Nếu bạn mắc móng chọc thịt do nguyên nhân di truyền, và bệnh cứ tái đi tái lại, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi đau, nhiễm trùng cần nhiều đợt điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ tham vấn cho bạn về phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ móng.

Chữa bệnh móng chọc thịt ở đâu?

  • Bệnh viện Da liễu trung ương
  • Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Pháp
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Sài Gòn Ito
  • Các phòng khám chuyên khoa da liễu, chấn thương chỉnh hình

Phòng ngừa bệnh móng chọc thịt

  • Cắt móng chân ở phần ngoài, không cắt ở phần cong của móng ôm sát thịt.
  • Tránh cắt móng quá ngắn
  • Không đeo vớ, đeo giày quá chật
  • Nếu móng chân của bạn dày hoặc cong quá độ, phẫu thuật phòng ngừa bệnh móng chọc thịt.

Bệnh móng chọc thịt đa phần có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên một số trường hợp như móng chọc thịt có biến chứng nhiễm trùng, không đáp ứng với liệu pháp tại nhà, bệnh tái phát, mà bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ bằng các phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy theo từng cá nhân với mục đích phục hồi móng hoặc hạn chế tái phát bệnh. Đây là bệnh lý.

Xem thêm:

  • Hình bán nguyệt trên móng tay của bạn nói lên điều gì?
  • Khi bị dập móng tay phải làm sao, những cách sơ cứu khi bị dập móng tay
  • Cách cắt móng tay chân cho trẻ đúng cách mẹ nên biết