Chữa bệnh đau khớp gối ở người già

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở những người lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già luôn là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Cùng HoiBenh tham khảo những cách chữa bệnh đau khớp gối hiệu quả ngay dưới đây.

Chữa bệnh đau khớp gối ở người già Chữa bệnh đau khớp gối ở người già

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở những người lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già luôn là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Cùng HoiBenh tham khảo những cách chữa bệnh đau khớp gối hiệu quả ngay dưới đây.

Đau khớp là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 10% bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xương khớp có liên quan đến thoái hóa khớp gối. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Bệnh thoái hóa khớp gối gây tình trạng mất cân bằng, hủy hoại sụn và lớp xương dưới sụn, khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức. Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già, bạn nên đọc kỹ những thông tin sau:

Nguyên nhân

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: càng lớn tuổi thì xương khớp càng bị lão hóa, dịch khớp tiết ra ít hơn,... làm cho xương khớp dễ bị bào mòn, khả năng đàn hồi và chịu lực cũng giảm dần.
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn những người khác.
  • Rối loạn nội tiết, đặc biệt là giảm nội tiết tố có thể gây ra nhiều bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương ở khớp gối cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh vì có ảnh hưởng đến gân, túi hoạt dịch... làm cho trục khớp thay đổi. Thông thường là do các tổn thương như: tổn thương sụn, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp...
  • Tình trạng viêm xương khớp khác có thể làm cho bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện. Chẳng hạn như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout...

Ngoài ra người cao tuổi còn dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do bẩm sinh, thiếu dinh dưỡng, béo phì... Điều này cho thấy chúng ta có thể mắc phải căn bệnh này vào bất cứ thời điểm nào.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Việc phân biệt rõ ràng mới giúp chúng ta dễ dàng tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc điều trị bệnh. Thông thường khi bị thoái hóa khớp gối, người già thường có những triệu chứng sau:

  • Khớp gối thường xuyên có triệu chứng đau nhức, những cơn đau thường có xu hướng gia tăng khi vận động.
  • Sưng khớp, nóng khớp: vùng khớp gối thường có triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ. Điều này có thể dễ dàng nhận biết khi chúng ta dùng tay sờ vào đầu gối
  • Tê bì chân tay: điều này xảy ra khi các dây thần kinh ở đầu gối bị chèn ép, làm cho khả năng vận động yếu dần đi.
  • Co cứng khớp: đầu gối thường có triệu chứng co cứng, khó duỗi vào buổi sáng. Thông thường phải mất một thời gian thì các khớp mới có thể quay lại bình thường.
  • Biến dạng khớp: Khớp gối bị thoái hóa làm cho máu khó lưu thông, cơ yếu dần rồi teo nhỏ và dẫn đến biến dạng ở đầu gối.

Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: khớp gối kêu lạo xạo, cơ thể mệt mỏi, suy nhược...

Biến chứng nguy hiểm

Các chuyên gia luôn đưa ra khuyến cáo về việc người già cần phải tiến hành việc điều trị thoái hóa khớp gối càng sớm càng tốt. Vì càng để lâu các biểu hiện càng nặng, khó điều trị và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Đó là biến dạng khớp, teo cơ và thậm chí dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.

vicare.vn-chua-benh-dau-khop-goi-o-nguoi-gia-body-1

Cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già tại nhà hiệu quả

Để giảm thiểu những biến chứng do đau khớp gối mang lại, người bệnh cần biết 5 cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già tại nhà, cụ thể như sau:

1. Thuốc trị đau nhức xương khớp cho người già theo Tây y

Tây y được đánh giá là phương pháp chữa bệnh đau khớp gối ở người già khá tối ưu. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chữa đau nhức khớp gối kê toa hoặc không cần kê toa.

Nhóm thuốc không cần kê toa:

Bao gồm những loại thuốc người bệnh có thể sử dụng mà không cần phải theo đơn thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Trong đó bao gồm: thuốc giảm đau nhức xương khớp bao gồm thuốc Aceraminophen, thuốc Paracetamol,... và thuốc kháng viêm không chứa steroid (Asoirin, Naproxen, Ibuprofen,...).

Nhóm thuốc cần phải kê toa:

Thực tế chứng minh một điều đó là nhóm thuốc kê toa thường có tác dụng chữa bệnh tốt hơn hẳn so với nhóm thuốc không cần kê toa. Điều này cũng dễ lý giải, vì sau quá trình chẩn đoán đưa ra kết quả chính xác về tình trạng bệnh đau khớp gối bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tây y phù hợp nhất. Những loại thuốc dùng phổ biến nhất, có tác dụng nhanh phổ biến như thuốc kháng viêm Steroid, thuốc kháng viêm không Steroid ức chế chọn lọc COX-2,...

Ưu điểm

  • Làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, cụ thể là giảm nhanh cơn đau nhức, hạn chế tình trạng co cứng khớp, hạn chế khả năng vận động.
  • Dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc Tây.
  • Nhỏ gọn, tiện lợi, thuốc được điều chế dạng viên nén dễ sử dụng.

Nhược điểm

  • Giá thành khá đắt, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng được lâu dài.
  • Thuốc Tây y không có khả năng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, sau khi dừng uống thuốc thì bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại.
  • Nếu lạm dụng thuốc thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, đại tràng, gan, thận,...

2. Các bài thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp ở người già

Bên cạnh cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già bằng các loại thuốc Tây y, thuốc đông y, người cao tuổi có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc nam chữa đau khớp gối sau đây để cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp gối nhanh chóng, thực hiện dễ dàng và không gây tác dụng phụ như: bài thuốc từ cây gối hạc, lá lốt, ngải cứu,...

Cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già bằng cây ngải cứu trắng

Dùng 1 nắm lá ngải cứu trắng tươi đã rửa sạch, rồi rắc một ít muối biển, tiếp đó đổ nước nóng lên rồi đắp vào vùng bị đau nhức xương khớp. Ngải cứu trắng sẽ giúp làm dịu cơn đau, vùng khớp bị đau nhức cũng bớt sưng tấy. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc này hàng ngày, những cơn đau nhức sẽ giảm đi rõ rệt.

Cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già bằng mù tạt kết hợp với mật ong

Đây là bài thuốc trị đau nhức xương khớp cho người già của người Nga nhưng ít người biết đến. Cách làm bài thuốc này khá đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả ngay từ lần đầu áp dụng. Bạn chỉ cần trộn đều mù tạt, mật ong, nước lọc và muối tinh theo tỷ lệ 1:1:1:1 sau đó cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày lấy một ít hỗn hợp này đắp vào vùng bị đau nhức rồi quấn lại bằng 1 lớp nilon, dùng miếng vải sạch giữ ấm vùng bị đau. Đắp hỗn hợp trong khoảng 2 giờ cơn đau nhức giảm, người bệnh sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Bài thuốc này có thể làm nhiều lần trong ngày mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già bằng rễ cây gối hạc

Cách này hỗ trợ lưu thông khí huyết, từ đó giảm sưng tấy và đau nhức ở đầu gối. Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 20g rễ cây gối hạc đem sắc với 1,5 lít nước để uống hàng ngày. Ngoài ra, để cho bài thuốc có hiệu quả nhanh hơn, người bệnh có thể kết hợp rễ cây gối hạc với cỏ xước, cốt khí củ, hy thiêm thảo, rễ gấc; mỗi vị khoảng 15-30g. Đem sắc lấy nước để uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh đau khớp gối ở người già bằng cây lá lốt

vicare.vn-chua-benh-dau-khop-goi-o-nguoi-gia-body-2
  • Bài thuốc uống: Lấy khoảng 800g lá lốt, 300g cà gai leo, 300g thiên niên kiện, 300g thổ phục linh, 300g cỏ xước, 100g quế chi rửa sạch rồi đem phơi khô, tán vụn. Sau đó cho vào ngâm với 5 lít rượu trắng trong 1 tuần thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống chừng 30ml rượu thuốc.
  • Thuốc đắp: Lấy 20g lá lốt và 20g ngải cứu rửa sạch, giã nát. Sau đó cho giấm vào và chưng nóng rồi dùng nó để chườm lên vùng đầu khớp bị sưng đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy khớp gối đỡ đau nhức một cách đáng kể.

3- Vận động cơ thể đúng cách

Để hạn chế tình trạng khớp gối ngày càng đau nhức hơn người cao tuổi nên có chế độ vận động và nghỉ ngơi đúng cách, vì đây là giai đoạn xương khớp có dấu hiệu lão hóa nên hạn chế vận động mạnh, khiêng vác nặng. Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì phải biết cách vận động cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng, giúp khớp gối linh hoạt hơn như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh hay tập các bài vận động được bác sĩ chỉ định để giúp vận động đúng cách, tránh gây biến chứng và triệu chứng cứng khớp.

Bài tập 1: Tư thế đứng thẳng, chân trái để lên trước, chân phải ở phía sau. Gập khớp gối chân phải xuống sàn, giữ tư thế này 30 giây rồi từ từ thả ra. Các bạn nên Lặp lại bài tập này 5 lần rồi tiến hành đổi chân và thực hiện động tác tương tự.

Bài tập 2: Người bệnh vịn tay lên thành ghế sau đó co chân phải lên để trọng tâm đổ dồn lên chân trái. Tiếp đó, các bạn dùng tay trái nắm lấy chân phải và kéo gót chân về phía gần mông. Nên giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây rồi thả ra và thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.

Bài tập 3: Người bệnh nằm với tư thế thoải mái trên mặt phẳng rồi sau đó giữ hai chân và từ từ co lại sao cho đùi áp sát bụng. Sau đó, các bạn nên thư giãn và hít thở sâu rồi đưa chân trở về vị trí ban đầu rồi lặp lại động tác 15 – 20 lần.

4- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

Triệu chứng đau nhức khớp gối thường được biểu hiện rõ nét vào những ngày trở trời, thời tiết chuyển lạnh. Để hạn chế tình trạng này người cao tuổi nên tự giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là đối với khớp gối để làm giảm triệu chứng đau, nhức. Nếu khớp có dấu hiệu co cứng, đau nhức, tê mỏi thì nên chườm ấm hoặc dùng dầu để làm nóng khớp gối, giúp cho mạch máu giãn nở, nhịp độ tuần hoàn máu diễn ra đều đặn hơn. Giữ cho cơ thể và các khớp luôn ấm khi đi ra ngoài.

vicare.vn-chua-benh-dau-khop-goi-o-nguoi-gia-body-3

5- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi cơ xương khớp. Ngoài các hoạt động về thể chất cần thiết thì người cao tuổi cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin từ rau củ quả, chất xơ, protein, khoáng chất trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó người già bị sưng đầu gối cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa các axit chứa omega 3, canxi, vitamin C, vitamin D để ngăn chặn các phản ứng gây viêm ở khớp gối.

Với những thông tin đã chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về bệnh đau khớp gối cũng như những cách chữa bệnh đau khớp gối ở người già được nhiều người áp dụng thành công. Tuy nhiên khi xảy ra tình trạng đau nhức gối trong thời gian dài không khỏi thì bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Xem thêm:

  • Triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
  • Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi bạn cần biết
  • Khuyến cáo của bác sĩ đối với người già chống đột quỵ trong những ngày nắng nóng