Chữa bệnh chàm khô ở tay

Bệnh chàm khô ở tay thường là tình trạng da bị khô, kích ứng và ngứa ngày. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lan ra và gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh chàm khô ở tay trong bài viết sau.

Chữa bệnh chàm khô ở tay Chữa bệnh chàm khô ở tay

Bệnh chàm khô ở tay thường là tình trạng da bị khô, kích ứng và ngứa ngáy. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lan ra và gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh chàm khô ở tay trong bài viết sau.

Bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô (eczema) là một bệnh viêm da dị ứng. Bệnh xuất hiện khi tại vùng da trên cơ thể bị thiếu độ ẩm, khô quá mức dẫn tới bong tróc, nứt nẻ và dẫn tới chảy máu. Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở trên tay, chân, và mặt. Bệnh nếu không được xử lý sẽ càng ngày càng nặng, vết chàm lan ra, gây mất thẩm mỹ và tác động xấu tới sinh hoạt của bệnh nhân.

Bệnh chàm khô được cho là gây ra bởi hai nguyên nhân chính:

  • Di truyền: bệnh chàm khô có thể xuất hiện do cơ địa của từng người. Với người có người thân trong gia đình bị bệnh, bản thân rất có thể cũng sẽ bị bệnh. Bên cạnh đó, những người bị hen suyễn, viêm xoang, xơ gan, cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Dị ứng: tác động của tác nhân gây dị ứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô. Ví dụ, những người ở trong môi trường nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, sơn xe, ... và làn da thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất này sẽ dễ bị chàm khô.
vicare.vn-chua-benh-cham-kho-o-tay-body-1

Chữa bệnh chàm khô ở tay như thế nào?

Bệnh chàm khô có thể được chữa trị theo phương pháp đông y hoặc tây y:

  • Tây y: Các loại thuốc tây y được sử dụng thường là thuốc mỡ, thuốc kem bôi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, mất nước ngoài da cho vùng da bị chàm. Bác sĩ còn có thể kê đơn thêm các loại thuốc uống dùng để giảm đau, kháng viêm, kìm hãm sự phát triển, lây lan của bệnh. Tuy nhiên, thuốc tây y thường chỉ có tính chất kìm hãm sự phát triển của bệnh mà không chữa được dứt điểm. Bệnh nhân dùng thuốc có thể phải chịu tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc tây y , bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh một cách an toàn, phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
  • Đông y: chữa bệnh chàm khô theo phương pháp đông y được phân làm hai loại là cấp tính và mãn tính. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh mà kê thuốc. Một số người bệnh chuộng thuốc đông y hơn do thuốc phần lớn là thảo dược, có giá thành phải chăng. Ngoài ra, thuốc thường có ít tác dụng phụ hơn, nên người bệnh cảm thấy yên tâm hơn. Dù là thuốc đông y, nhưng bạn vẫn cần phải được bác sĩ hướng dẫn và chọn mua sản phẩm có uy tín để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Sau khi được chữa trị, để tránh cho bệnh tái phát, bạn cần phải chăm sóc cho làn da của mình. Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng cho da. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho làn da của mình.

Xem thêm:

  • Chàm bội nhiễm có lây không?
  • Cách chữa bệnh chàm khô ở mặt an toàn và đúng cách
  • Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?