Chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng

Áp xe vú là bệnh lý khá phổ biến, gặp nhiều nhất ở phụ nữ cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vú tạo điều kiện cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú. Trong dân gian, những bài thuốc chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng được khá nhiều mẹ truyền tai nhau thực hiện. Những thông tin sau phần nào giúp bạn có thêm thông tin về bệnh áp xe vú và chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng.

Chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng Chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân. Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Bạn có nguy cơ đang bị áp xe vú khi xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Bệnh nhân sốt cao, rét run.
  • Vú sưng - nóng - đỏ - đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
  • Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
  • Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
  • Xét nghiệm CRP (C - reactive protein) dương tính
  • Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
  • Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú

Áp xe vú có nguy hiểm không?

vicare.vn-chua-ap-xe-vu-bang-la-dinh-lang-body-1

Áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ cho con bú. Những triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng, sốt, phù nề...không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, mà còn gây tâm trạng lo lắng, bất an.

Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu, khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.

Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, suy thận, nặng hơn là gây hoại tử các chi... đó là những biến chứng rất nguy hiểm.

Chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng

Mẹ dùng 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua. Lặp lại khoảng 2-3 lần. Sau 7 phút tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống. Tiếp đến cho đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.

Uống liên tục khoảng 2-3 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả. Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế.

Canh lá đinh lăng

Mẹ có thể nấu canh lá đinh lăng với thịt heo xay hay với sườn non để đổi vị

Cách chế biến: Dùng 100gr lá cây đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt xay vào xào chín thơm với ít hành tím. Sau đó cho nước vào đun vừa sôi thì cho lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi lại thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, dọn ra tô dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Món canh này giúp mẹ bồi bổ cơ thể khiến sữa về dồi dào.

Ăn cháo giò heo nấu lá đinh lăng

Chỉ cần sử dụng khoảng 150 gram lá đinh lăng, 1 cái giò heo và khoảng 100 gram gạo tẻ cùng ít gia vị cần thiết là sẽ có ngay nồi cháo nóng hổi bổ dưỡng. Làm sạch giò heo, chặt khúc vừa ăn. Lá đinh lăng thì cho vào ấm nấu khoảng 15 phút, lượt lấy nước cốt. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi nấu thành cháo cùng nước lá đinh lăng và giò heo. Nếu sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn chỉ cần 30gr là được.

Lá đinh lăng luộc

Món ăn này dùng như rau trong bữa cơm của bà đẻ trong tháng ở cữ . Dùng 200gr lá đi lăng tươi luộc chín, sau đó chấm kèm với ít nước mắm mặn. Ăn nóng kèm cơm trắng rất ngon và thường được dùng để chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng.

Thuốc đắp

Dùng 100gr lá đinh lăng và 50gr lá diếp cá, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó đắp lên ngực mẹ sẽ thấy dịu, bớt căng nhức đào và thải trừ độc tố ra ngoài.

vicare.vn-chua-ap-xe-vu-bang-la-dinh-lang-body-2
Canh lá đinh lăng

Những lưu ý khi chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng

Trong các liệu pháp chữa áp xe vú nói chung và chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng nói riêng thì mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân
vicare.vn-chua-ap-xe-vu-bang-la-dinh-lang-body-3
Chỉ cho con bú bên không bị áp xe

Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú

Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

  • Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
  • Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
  • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy...
  • Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
  • Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Qua bài viết, ngoài việc mẹ biết phương pháp chữa áp xe vú bằng lá đinh lăng thì những thông tin về bệnh áp xe vú cũng cần được lưu ý. Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú... hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

  • Những bệnh dễ gặp nhất ở tuyến vú
  • Cấu tạo tuyến vú - có thể bạn chưa biết
  • Độ tuổi nào nên chụp nhũ ảnh để phát hiện bệnh ung thư vú?