Chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh gì?

Thay vì tỉnh táo, thoải mái sau giấc ngủ, sẵn sàng năng lượng để làm việc vào buổi sáng, thì bạn lại thấy mình phải đối mặt với những cơn chóng mặt buồn nôn, cảm giác lảo đảo. Vậy điều gì khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy? Và có những cách nào để làm giảm chứng này?

Chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh gì? Chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh gì?

Thay vì tỉnh táo, thoải mái sau giấc ngủ, sẵn sàng năng lượng để làm việc vào buổi sáng, thì bạn lại thấy mình phải đối mặt với những cơn chóng mặt buồn nôn, cảm giác lảo đảo. Vậy điều gì khiến bạn bị chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy? Và có những cách nào để làm giảm chứng này?

1. Nguyên nhân dẫn tới chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy?

Có những nguyên nhân khác nhau gây chóng mặt, từ một trạng thái bệnh lý (như rối loạn chức năng tiền đình) đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chóng mặt buồn nôn vào buổi sáng:

Những trạng thái bệnh lý của cơ thể:

  • Rối loạn chức năng tiền đình:

Những rối loạn của tai trong hoặc nhiễm trùng có thể thúc đẩy hệ thống tiền đình của cơ thể bị rối loạn và gây ra những cơn chóng mặt, buồn nôn, nhà cửa quay cuồng, tăng khi thay đổi tư thế.

  • Rối loạn tuần hoàn não:

Máu lên não bình thường để nuôi não nhưng khi ngủ dậy, do thay đổi thăng bằng đột ngột khi cơ thể bạn điều chỉnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng khiến máu lên não không đủ gây thiếu máu não thoáng qua, từ đó gây hoa mắt chóng mặt.

vicare.vn-chong-mat-buon-non-sau-khi-ngu-day-la-bieu-hien-cua-benh-gi-body-1
  • Chứng ngưng thở khi ngủ:

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng thở tắc nghẽn, đồng nghĩa với việc bạn tạm thời ngừng hô hấp vào ban đêm. Những gián đoạn trong nhịp thở có thể dẫn tới mức oxy trong máu thấp hơn, và chính điều đó gây chóng mặt vào buổi sáng khi bạn thức dậy.

  • Mất nước:

Cơ thể bạn bị mất nước chính là một trong những nguyên nhân gây cho bạn chứng chóng mặt buồn nôn. Nếu bạn uống rượu trước khi đi ngủ chẳng hạn, bạn có thể bị mất nước, đặc biệt khi thức dậy vào buổi sáng. Ngay cả khi bạn không uống rượu, bạn có thể bị mất nước nếu làm việc trong môi trường nóng, không uống đủ chất lỏng, uống thuốc lợi tiểu, uống nhiều đồ uống chứa caffein hoặc đổ mồ hôi nhiều.

  • Lượng đường máu thấp:

Thức dậy chóng mặt vào buổi sáng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có lượng đường trong máu thấp. Nếu bạn bị đái tháo đường và dùng insulin hoặc các loại thuốc khác, bạn có thể bị hạ đường huyết nếu bạn không ăn đủ vào tối hôm trước hoặc liều thuốc của bạn quá cao.

Những vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

  • Dùng các chất kích thích như trà, cà phê... trước khi đi ngủ:

Caffeine trong cà phê không chỉ là chất gây kích thích, mà còn có tác dụng lợi tiểu. Nếu bạn uống cà phê trước khi đi ngủ, nó sẽ khiến bạn khó vào giấc ngủ, đồng thời làm bạn thức giấc vì đi tiểu đêm. Trà, nước ngọt có gas cũng tương tự như vậy.

Một số người cho rằng uống rượu có thể giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây ngủ chập chờn, không ngon giấc.

  • Sử dụng các thiết bị điện tử như TV, laptop, smart phone..:

Sóng và những bức xạ điện từ, đặc biệt là ánh sáng xanh từ TV, điện thoại hay máy tính sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết chất melanonin, khiến bạn khó có thể vào giấc ngủ dễ dàng. Hơn nữa, việc sử dụng những thiết bị điện tử khiến bạn dễ sa đà, thức khuya, thu ngắn lại thời gian ngủ nghỉ. Điều này dẫn tới chóng mặt vào buổi sáng cho bạn.

  • Stress:

Cùng với việc dùng chất kích thích hoặc thiết bị điện tử, stress cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Stress trong công việc, trong cuộc sống khiến đầu bạn luôn căng như dây đàn và điều đó làm cho bạn khó ngủ ngon được.

  • Môi trường ngủ không lý tưởng:

Một môi trường nhiều ánh sáng, ồn ào và không thoáng sạch là một trong các nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi thức dậy. Bạn nên lưu ý, chất melatonin được tiết ra càng nhiều thì càng giúp bạn ngủ ngon, và nồng độ melatonin tỉ lệ nghịch với ánh sáng phòng.

  • Gối ngủ của bạn:

Nghe chừng như chiếc gối ngủ không liên quan nhiều đến chứng chóng mặt này, nhưng sự thật thì không phải vậy. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ có chịu sự tác động của độ cao của gối. Một chiếc gối lý tưởng sẽ có kích thước khoảng 60cm x 30cm x 8-15cm. Nếu gối quá thấp sẽ khiến tăng quá mức lượng máu dồn xuống não, còn ngược lại, gối quá cao sẽ gây mỏi cổ, không tốt cho cột sống cổ của bạn.

2. Cách giảm chóng mặt buồn nôn vào buổi sáng

vicare.vn-chong-mat-buon-non-sau-khi-ngu-day-la-bieu-hien-cua-benh-gi-body-2
  • Uống đủ nước: đây là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể làm giảm chứng chóng mặt sau khi ngủ dậy. Ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, cơ thể bạn vẫn có nguy cơ bị mất nước, đặc biệt nếu bạn phải lao động ngoài trời hoặc tham gia các bài tập có cường độ cao. Hãy uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, trà, cà phê trước khi đi ngủ; và nên dừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, giúp thư giãn đầu óc và tăng lưu thông khí huyết trong cơ thể, từ đó giúp giảm stress, căng thẳng.
  • Chọn môi trường ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoải mái, vừa đủ ánh sáng.
  • Tăng cường ăn uống rau xanh, trái cây và ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi bạn áp dụng những cách trên nhưng cơn chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy vẫn diễn ra thường xuyên, ngày càng nặng hơn thì bạn cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
  • Chứng chóng mặt: những điều bạn cần biết
  • Sáng ngủ dậy đau nhức toàn thân