Chồng bị nhiễm độc gan có lây sang cho vợ không?

Chồng bị nhiễm độc gan có lây sang vợ không là nỗi lo lắng của rất nhiều người mỗi khi quan hệ tình dục. Lo lắng này hoàn toàn có cơ sở vì các bệnh lý về gan phổ biến như viêm gan B, C,... đều có thể lây nhiễm từ người sang người.

Chồng bị nhiễm độc gan có lây sang cho vợ không? Chồng bị nhiễm độc gan có lây sang cho vợ không?

Biểu hiện của nhiễm độc gan là gì?

Gan bị nhiễm độc là tình trạng mà gan phản ứng với các các chất độc mà cơ thể tiếp xúc phải. Gan có nhiệm vụ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể con người. Do đó nếu gan nhiễm độc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác trong cơ thể đồng thời khiến gan bị tổn thương. Các biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau khi tiếp xúc với chất độc, cụ thể như sau:

  • Vàng da, vàng mắt: do tích tụ quá nhiều bilirubin - một sắc tố màu vàng được hình thành do sự phân hủy các tế bào hồng cầu chết ở gan
  • Ngứa, phát ban, nóng trong người là dấu hiệu cho thấy gan đang tích tụ quá nhiều chất độc, khi chất độc tích tụ lâu ngày chúng sẽ phát tân qua da và gây nên mụn, ngứa, phát ban, mề đay,...
  • Ăn không ngon, ăn không tiêu, dễ bị táo bón, buồn nôn, ói mửa xuất hiện không rõ lý do.
  • Nước tiểu chuyển màu sẫm, tối hơn bình thường trong khi đó phân có thể xuất hiện các đốm máu. Nếu bạn uống nước đầy đủ mà tình trạng này vẫn diễn ra thì có thể lá gan đang gặp vấn đề.
  • Hơi thở có mùi là hệ quả của việc gan tích tụ quá nhiều độc tố, chức năng gan suy giảm từ đó dẫn đến hiện tượng các chất cặn bã tiết qua phổi và hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ngoài ra, nhiễm độc gan còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, cân nặng thay đổi bất thường.
vicare.vn-chong-bi-nhiem-doc-gan-co-lay-sang-cho-vo-khong-body-1

Nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc

Các nguyên nhân gây nhiễm độc gan trực tiếp thường bắt nguồn từ việc sử dụng chất cồn, thuốc và tiếp xúc với hóa chất độc hại:

  • Uống quá nhiều bia, rượu, đồ uống có nồng độ cồn cao trong thời gian dài.
  • Uống thuốc giảm đau acetaminophen (Tylenol), aspirin, ibuprofen và naproxen không kê toa mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng khi thường xuyên kèm với bia rượu.
  • Có một số loại thuốc kê toa có liên quan trực tiếp đến tình trạng gan bị nhiễm độc bao gồm: tatin điều trị cholesterol cao, thuốc kết hợp amoxicillin-clavulanate (Augmentin), phenytoin (Dilantin, Phenytoin), azathioprine (Azasan, Imuran), niacin (Niaspan), ketoconazole, một số thuốc kháng virus và steroid đồng hóa.
  • Thảo dược và chất bổ sung như lô hội, cây thiên ma, cà phê cascara, lá comfrey, trong trường hợp sử dụng quá nhiều sẽ khiến gan bị tổn thương, bị nhiễm độc. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ sử dụng vitamin, thuốc quá nhiều, sai cách thì cũng gây nên nhiễm độc gan.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học công nghiệp như dung môi tẩy rửa khô carbon tetrachloride, vinyl chloride (dùng làm chất dẻo), thuốc diệt cỏ paraquat và một nhóm các hóa chất công nghiệp được gọi là polyclorinated biphenyl thường khiến gan bị nhiễm độc, tổn thương nhanh chóng.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng gan bị nhiễm độc

  • Mắc các bệnh về gan: gan nhiễm mỡ, xơ gan,...
  • Tuổi tác, lão hóa: khi bạn già đi, khả năng giải độc của gan suy giảm dẫn đến chất độc tích tụ nhiều trong gan, gây nhiễm độc.
  • Một vài đột biến gen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quá trình hoạt động hoạt động của các enzyme gan mang chức năng phá vỡ chất độc và kết quả là gan bị nhiễm độc.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc nhiễm độc gan cao hơn nam giới do khả năng chuyển hóa một số chất độc tại gan ở nữ giới chậm hơn dẫn đến việc chất độc tích tụ lâu và nhiều, làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc ở gan.
vicare.vn-chong-bi-nhiem-doc-gan-co-lay-sang-cho-vo-khong-body-2

Chồng bị nhiễm độc gan có lây sang cho vợ không?

Câu trả lời là: KHÔNG

Như chúng ta đã biết, nhiễm độc gan là do việc sử dụng thuốc, sử dụng thảo dược, không đúng cách, do tiếp xúc với các chất hóa học, do tuổi tác, giới tính,...

Trong các nguyên nhân gây nhiễm độc gan thì không có nguyên nào là do virus gây nên. Trong khi đó, virus gây bệnh có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua các dịch ở cơ quan sinh dục, đường máu, tiếp xúc nước bọt, từ mẹ sang con,.. Chính vì thế, bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác hay từ vợ sang chồng giống như các bệnh viêm gan (A, B, C, D, E) nói chung. Do vậy, các cặp vợ chồng không nên quá lo lắng vấn đề mình có nhiễm bệnh gan bị nhiễm độc hay không khi quan hệ tình dục, tiếp xúc gần gũi với nhau.

Xem thêm:

  • Nắng nóng, bụi bẩn ô nhiễm, làm gì để giải độc cho gan?
  • Dấu hiệu gan nhiễm độc và cách giải độc khoa học
  • Tại sao các chuyên gia cảnh báo dùng nhiều thuốc giải độc gan vô tình làm gan nhiễm độc?