Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

Hiện nay tỷ lệ dị tật thai nhi ở Việt Nam ngày càng tăng và đa phần dị dạng thai nhi là do dị dạng nhiễm sắc thể, do di truyền..Phương pháp chọc hút nước ối được các bác sĩ thực hiện để xác định dị dạng nhiễm sắc thể được đánh giá là cho kết quả chính xác nhất. Nhưng chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không? Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

Xét nghiệm chọc ối là gì?

Chọc ối là một xét nghiệm trước sinh, được thực hiện từ tuần 15 đến 19 thai kỳ, cho kết quả chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, ví dụ như hội chứng Down. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cho biết rất nhiều rối loạn gen khác như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Tay-Sachs phá hủy tế bào thần kinh, cũng như các dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên xét nghiệm chọc ối này không thực sự an toàn mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, vì thế nên cân nhắc kỹ khi quyết định làm xét nghiệm này.

HoiBenh.vn-choc-oi-de-lai-hau-qua-gi-body-2
Chọc ối là một xét nghiệm trước sinh, được thực hiện từ tuần 15 đến 19 thai kỳ

Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

Nhiều thai phụ lo lắng khi nhắc đến xét nghiệm chọc ối vì khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai, cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác. Theo bác sĩ, việc thực hiện xét nghiệm chọc ối thành công hay không phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, vì nếu không có thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Số liệu từ trung tâm Chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết: trong 279 ca chọc ối, có 1 ca không lấy được ối, 7 ca chọc hai lần, 15 ca nuôi cấy tế bào ối không mọc và 1 ca sẩy thai.

HoiBenh.vn-choc-oi-de-lai-hau-qua-gi-body-3
Nhiều thai phụ lo lắng khi xét nghiệm chọc ối vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai

Một số rủi ro các mẹ bầu cần biết khi quyết định thực hiện xét nghiệm chọc ối :

  • Chuột rút và chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối: Sau khi thực hiện xét nghiệm chọc ối, một số người sẽ cảm thấy nhói hoặc tức nhẹ ở vùng chọc ối kèm theo hiện tượng chuột rút và chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối. Khi đó,người nhà cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
  • Truyền bệnh từ mẹ sang con: Vì chọc ối là thủ thuật xâm lấn với thao tác chọc kim qua thành bụng, tử cung của người mẹ để lấy dịch ối xung quanh thai nhi nên có thể dẫn tới truyền nhiễm một số bệnh từ mẹ sang con như viêm gan C, HIV...
  • Nhiễm trùng tử cung: Nếu không thực hiện các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt khi tiến hành chọc ối, tình trạng nhiễm trùng tử cung có thể xảy ra.
  • Nhạy cảm Rh dẫn đến các biến chứng: Trong trường hợp mẹ có Rh- và thai Rh+ khi thực hiện chọc ối có thể làm một số hồng cầu của thai nhi di chuyển được vào hệ tuần hoàn của mẹ. Khi đó, hệ miễn dịch của mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của bé như một phản ứng miễn dịch. Nếu may mắn, trong lần mang thai đầu, em bé có thể được sinh ra an toàn nhưng ở lần mang thai tiếp theo, bé có thể sinh ra với hiện tượng thiếu máu, vàng da và tỷ lệ sảy thai là rất lớn.
  • Chấn thương do kim: Trong quá trình thực hiện thao tác chọc ối, thai nhi có thể di chuyển vào đường đi của kim. Khi đó đầu kim có thể gây ra những tổn thương trên thai nhi tùy vào vị trí tiếp xúc gây ra dị tật không đáng có.
  • Sảy thai: Dù hiện nay tay nghề của bác sĩ trong việc thực hiện chọc ối đã được nâng cao, nhưng rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Cứ 100 ca chọc ối thì có thể có 1 ca bị sẩy thai.

Xem thêm:

  • Phương pháp chọc ối đối với phụ nữ mang thai
  • Chọc ối làm xét nghiệm có đau không?
  • Chọc ối xét nghiệm Triple test có tác động đến thai nhi không? Chào Bác sĩ!