Chọc dò nước ối để làm gì?
Khi mang thai, em bé trong bụng bạn vốn được bao bọc bởi nước ối. Đây là một khối chất lỏng, vừa giữ vai trò như đệm nước êm ái dành cho bé, vừa tạo môi trường cho bé phát triển tốt nhất. Trong quá trình thăm khám định kỳ, nếu thai nhi có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ thường chỉ định thai phụ tiến hành chọc ối. Vậy bạn đã biết chọc dò nước ối để làm gì hay chưa?
Chọc dò nước ối để làm gì?
Có thể chị em đã nghe đến khái niệm chọc ối hay chọc dò nước ối khá nhiều trong thời gian qua. Thế nhưng, lợi ích của chọc ối lại là điều mà không phải ai cũng biết.
1. Chọc dò nước ối để làm gì?
Chọc ối là hành động giúp lấy một lượng nước ối nhỏ từ túi nước ối trong tử cung của người mẹ nhưng không gây ảnh hưởng và tổn thương cho bào thai. Sau khi lấy nước ối, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe thai nhi.
Lý giải cho điều này, các bác sĩ cho biết do thai nhi thường nuốt nước ối và thải lại ra ngoài. Thế nên, trong nước có chứa nhiều tế bào da của bé. Khi phân tích dưới kính hiển vi, những tế bào này có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời, giới tính của bé cũng được hé lộ.
Về những loại bệnh có thể phát hiện, việc phân tích nhiễm sắc thể trong tế bào sẽ phát hiện được 75 tình huống rối loạn di truyền khác nhau. Do đó, nếu thai nhi bị nghi ngờ mắc phải một số bệnh di truyền nào đó thông qua siêu âm. Việc chọc ối sẽ mang đến kết quả chính xác hơn cả.
2. Tiến hành chọc dò nước ối trong trường hợp nào?
Cùng với chọc dò nước ối để làm gì, việc chọc dò nước ối trong trường hợp nào là điều được khá nhiều người quan tâm.
Trong thời gian qua, chọc ối giúp phát hiện bất thường về di truyền của thai nhi. Trong đó, chọc ối giúp khẳng định thai nhi có mắc các hội chứng Down, T13, T18... hay không. Tuy nhiên, do chọc ối tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định. Do đó, không phải trường hợp nào cũng nên chọc ối. Giải pháp này chỉ thực hiện trên những thai phụ có nguy cơ cao bất thường về di truyền như:
- Siêu âm thấy sự bất thường về độ mờ da gáy, thoát vị rốn...
- Thai phụ có tiền sử sinh con bị dị tật về di truyền NST.
- Mẹ mang thai khi đã nhiều tuổi, trên 35 tuổi.
Việc chọc ối để phát hiện các bệnh nói trên thường được thực hiện vào tuần 15-18 thai kỳ.
Với thai phụ bình thường, cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi hoặc chẩn đoán nhiễm trùng ối. Việc chọc ối có thể được thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Hiện nay, các bác sĩ cho biết chọc ối mang đến kết quả có độ chính xác 99,4 %.
3. Chọc dò nước ối có nguy cơ gì không?
Chọc dò nước ối là giải pháp được áp dụng phổ biến trong những năm qua. Nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, sức khỏe thai phụ và thai nhi tốt, chọc ối thường được thực hiện khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng có thể xuất hiện một số rủi ro nhất định mà các bạn nên biết. Điều này giúp bạn cân nhắc và đưa ra quyết định trước khi thực hiện. Cụ thể, những nguy cơ này gồm sảy thai, rò rỉ nước ối, thai nhi bị chấn thương, nhiễm trùng nước ối, chảy máu âm đạo...
4. Kỹ thuật chọc ối gồm những bước nào?
Bước 1: Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí có nhiều nước ối mà không có cấu trúc thai để tránh làm tổn thương thai nhi.
Bước 2: Quá trình sát trùng da bụng sẽ diễn ra. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng 1 chiếc kim nhỏ để đi qua thành bụng. Khi kim qua cơ tử cung sẽ lấy được lượng nước ối cần thiết. Lúc chọc dò nước ối, bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Sau đó, sự khó chịu có thể kéo dài trong vòng vài giờ rồi hết dần.
Bước 3: Nước ối được mang đi xét nghiệm và cho kết quả trong vòng 1-2 tuần. Sau chọc ối, các bạn lưu ý nên nghỉ ngơi 1 ngày, không mang vác đồ nặng và theo dõi những bất thường của cơ thể. Nếu thấy ra máu, đau bụng, các bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Như vậy, các bạn đã biết được chọc dò nước ối để làm gì và quá trình chọc diễn ra thế nào. Đây là giải pháp chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Do đó, các bạn cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi có ý định thực hiện.
Xem thêm:
- Phương pháp chọc ối đối với phụ nữ mang thai
- Xét nghiệm chọc ối khi mang thai
- Kết quả chọc ối có chính xác không?