Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý?

Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho con đồng thời hình thành nên thói quen ăn uống của trẻ sau này.

Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý? Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý?

Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho con đồng thời hình thành nên thói quen ăn uống của trẻ sau này. Hiểu được nỗi băn khoăn, HoiBenh xin chia sẻ một số lời khuyên để giúp cho các bậc cha mẹ cân đối được các bữa ăn dặm của con, đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé phát triển một cách toàn diện.

Nên cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày?

Vào thời điểm bé bắt đầu chuyển từ uống sữa sang ăn dặm, việc cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày, tập ăn như thế nào, ăn lúc mấy giờ thì hợp lý luôn là nỗi phân vân của rất nhiều bà mẹ, nhất là những người mới sinh con lần đầu. Bởi trẻ chỉ mới chuyển sang chế độ ăn dặm nên việc chọn thời gian cho bé ăn không cần phải quá cứng nhắc. Theo ý kiến của các chuyên gia, bố mẹ chỉ cần đảm bảo cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày là thích hợp nhất. Mẹ bé cũng có thể hoàn toàn lựa chọn được giờ ăn cho bé tùy thuộc vào điều kiện của mình: khi mẹ rảnh tay, lúc bé đang vui chơi hoặc khi bé đói và muốn ăn.

vicare.vn-cho-tre-an-dam-may-bua-mot-ngay-thi-hop-ly-body-1

Lượng thức ăn như thế nào là đủ?

Lượng thức ăn mỗi bữa cũng tùy thuộc vào khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Có nhiều bé mỗi bữa có thể ăn hết một bát đầy tuy nhiên cũng có bé biếng ăn, chỉ ăn vài thìa là ngừng. Bố mẹ cũng không nên ép buộc bé ăn quá nhiều vì sẽ làm cho bé sợ ăn. Nếu mỗi bữa bé ăn ít quá, mẹ có thể cho bé ăn kết hợp giữa bột ăn dặm và sữa để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa không phải hoạt động nhiều lần nếu chia thành nhiều bữa nhỏ.

Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?

Khi bé bắt đầu tập ăn, nên khuyến khích trẻ dùng bột ăn liền trong một khoảng thời gian ngắn trước. Lúc này thận của trẻ còn yếu nên bố mẹ chú ý không nên cho quá nhiều chất đạm trong khẩu phần ăn của bé, tránh việc thận phải hoạt động quá nhiều. Với những bé bắt đầu tập ăn, ban đầu cho bé ăn một lượng bằng 1⁄2 công thức chuẩn để cho bé tập ăn dần, sau đó mới tăng lên.
Bên cạnh việc cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn dặm của trẻ cũng là một vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia HoiBenh, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết:

Nhóm tinh bột

Nên cho trẻ ăn các thức ăn như gạo, khoai tây, khoai sọ, hạn chế các loại thực phẩm khác như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp ... vào bột của trẻ.
vicare.vn-cho-tre-an-dam-may-bua-mot-ngay-thi-hop-ly-body-2

Nhóm đạm

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, chỉ nên cho trẻ ăn thịt nạc và trứng xay nhuyễn. Từ tháng thứ 7 trở đi thì tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất 3 bữa 1 tuần và 1 bữa cá béo.

Nhóm chất béo

Nên cho trẻ ăn kết hợp cả mỡ động vật và thực vật.

Nhóm cung cấp chất sơ và Vitamin:
Không nên cho cả rau và củ cùng lúc vào trong bột của trẻ. Khi chế biến, hạn chế cho gia vị và muối vào thức ăn của trẻ, nên cho rau vào sau cùng khi sắp bắc nồi bột ra khỏi bếp.
Trong độ tuổi từ 6 tháng trở lên, bé đang trong giai đoạn phát triển nên cần phải được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, do đó bố mẹ cần phải lưu ý các thành phần nên có trong bữa ăn của trẻ như sau:
Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ hết dần đến khi thấp nhất là sau khi bạn sinh con được 9 tháng. Ngũ cốc cung cấp lượng sắt dồi dào, đó là lý do vì sao đây là loại thực phẩm được lựa chọn đầu tiên trong những loại thực phẩm ăn dặm của bé.

Rau củ, trái cây và các loại thịt

Việc cho con ăn trái cây hay rau củ trước là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng bạn nên cho trẻ ăn dặm với đầy đủ các loại rau, củ và chất đạm chứ không bỏ sót loại nào.

vicare.vn-cho-tre-an-dam-may-bua-mot-ngay-thi-hop-ly-body-3

Thực phẩm băm hoặc nghiền nhuyễn (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi)

Nếu bé chưa thực sự sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này thì bạn có thể cho bé ăn đồ xay nhuyễn cho đến khi nào bé có thể ăn được đồ băm hoặc nghiền. Hãy cho bé tập thưởng thức những món trái cây mềm, rau xanh và thịt băm. Nếu bé cảm thấy hứng thú với những món ăn hơn, có thể cho bé ăn cơm mềm nấu với thịt hầm để đổi mới.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ biết được nên cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý, ăn nhiều hay ít và những thành phần nào nên có trong bữa ăn của trẻ. Hi vọng các cha mẹ có thể áp dụng được những kiến thức trên để giúp cho bé có chế độ ăn dặm hoàn thiện nhất, đảm bảo sự phát triển đầy đủ và toàn diện cho bé.
>>> Xem thêm: Mẹ biết gì về chế độ ăn dặm cho con hợp lý, đúng khoa học?