Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Như các mẹ đã biết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường mắc phải các bệnh Tai – Mũi – Họng, đặc biệt là bệnh viêm mũi do dị ứng thời tiết. Nếu để lơ là, bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, áp xe thành sau họng, viêm tai,... Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi dị ứng?

Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Như các mẹ đã biết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường mắc phải các bệnh Tai – Mũi – Họng, đặc biệt là bệnh viêm mũi do dị ứng thời tiết. Nếu để lơ là, bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, áp xe thành sau họng, viêm tai... Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi dị ứng?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với các vậy lạ như bụi, lông chó mèo, bào tử nấm,... khiến lớp nhày niêm mạc xảy ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc.

Người có cơ địa dị ứng thường mắc bệnh vào mùa xuân, khi phải tiếp xúc với phấn hoa phát tán trong không khí. Bên cạnh đó, không khí ẩm thấp của mùa xuân cũng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, hình thành tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết.

Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị dị ứng do trời lạnh hoặc gặp các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc khi thời tiết chuyển mùa.

vicare.vn-cho-coi-nhe-benh-viem-mui-di-ung-o-tre-so-sinh-body-1

Nhận biết bệnh viêm mũi ở trẻ

  • Đối với trẻ mới sinh, bé dễ bị tắc do lỗi mũi nhỏ và chưa thở được bằng miệng gây ra hiện tượng khó thở, quấy khóc, co kéo ở thượng ức và thượng đòn.

  • Khi bú, trẻ có dấu hiệu ngạt thở, tím tái hoặc khóc thét lên. Các bé bị đi ngoài, gầy tọp và liên tục nôn chớ.

  • Trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi theo tràng, sốt cao khoảng 39 độ. Thường ngủ lịm vào ban ngày, quấy khóc vào ban đêm.

  • Sau từ 3-5 ngày, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm: bé thở thông, hạ sốt, bớt sổ mũi nhưng vẫn còn bị tiêu chảy, ói mửa.

  • Nước mũi trong hoặc đặc quánh có mủ

  • Xuất hiện các chứng như hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan,... nếu bệnh trở nặng hơn.

Chăm sóc mũi đúng cách khi trẻ bị viêm mũi

Bên cạnh việc đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế đề điều trị, mẹ cũng nên chăm sóc và vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách. Một phương pháp đơn giản, an toàn và phổ biến nhất nên được dùng là rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Các bước vệ sinh mũi cho trẻ với dung dịch nước muối sinh lý:

Bước 1: Cho trẻ nằm ở tư thế nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun nước muối sát vào vách lỗ mũi, lưu ý nên để xa vạch an toàn.

Bước 2: Trong 2-3 giây, liên tục nhấn nhẹ và dứt khoát.

Bước 3: Lặp lại bước 1 và 2 với bên mũi còn lại, đảo bên nghiêng đầu cho trẻ.

Mũi trẻ sẽ được thông thoáng và dễ thở hơn sau khi được làm sạch. Ngoài ra, trẻ không vướng đờm sẽ không ho hoặc bị trớ. Vào mùa đông, mẹ cũng cần giữ ấm cho trẻ và đeo khẩu trang đầy đủ khi ra đường.

Nên thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho ăn 30 phút để tránh ôn trớ. Trong trường hợp trẻ bị nôn trớ, thì vệ sinh mũi ngay sẽ giúp loại bỏ thức ăn kèm dịch vị dạ dày bám trên mũi và loại bỏ nguy cơ gây bệnh ở trẻ.
vicare.vn-cho-coi-nhe-benh-viem-mui-di-ung-o-tre-so-sinh-body-2

Phòng tránh viêm mũi ở trẻ

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là chó mèo.

  • Vệ sinh các vật dụng như chăn, gối, đệm, thảm,... theo định kỳ

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, ít nhất hai lần một ngày

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, hạn chế môi trường ẩm ướt để nấm mốc không thể phát triển

  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt ở các vùng cổ, mũi và chân vào những lúc giao mùa, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh

  • Thường xuyên vệ sinh, làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương