Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn được không?

Tiêm vắc xin cho trẻ để chống lại một số bệnh đang là xu hướng y học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc tiêm như thế nào mới đúng đang là thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin về loại vắc xin Quinvaxem và Pentaxim cho người đọc.

Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn được không? Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn được không?

Tổng quan về hai loại vắc xin Quinxem và Pentaxim

Quinvaxem (vắc xin ho gà toàn bào)

Quinvaxem là vắc xin 5 trong 1, có tác dụng ngừa 5 bệnh: bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng.

Quinvaxem được sản xuất tại Hàn Quốc, bởi công ty Crucell thuộc tập đoàn Johnson & Johnson (Mỹ) và công ty Chiron, thuộc tập đoàn Novartis (Thụy Sỹ). Loại vắc xin này đã được cấp phép sử dụng vào năm 2006, tính đến năm 2013 Quinvaxem được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với hơn 400 triệu mũi tiêm.

vicare.vn-cho-be-tiem-quinvaxem-va-pentaxim-lan-lon-duoc-khong-body-1

Pentaxim (vắc xin ho gà vô bào)

Pentaxim cũng là loại vắc xin 5 trong 1, có tác dụng ngừa 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống viêm gan B sẽ được tiêm riêng.

Pentaxim được sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi Aventis (Pháp). Pentaxim được cấp giấy phép năm 1997 tại Thụy Điển và được sử dụng trong hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Hai loại vắc xin Quinvaxem và Pentaxim được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Quinvaxem hoặc Pentaxim được chích 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước khi bé 1 tuổi, mũi chích thứ tư được chích khi bé lớn hơn 13 tháng tuổi và nhỏ hơn 24 tháng tuổi.

Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn được không?

Theo các bác sĩ, Quinvaxem (vắc xin ho gà toàn bào) sử dụng các tế bào của vi khuẩn ho gà đã được giết chết để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà, Pentaxim (vắc xin ho gà vô bào) chỉ sử dụng thành phần chính gây bệnh được chiết xuất từ tế bào của vi khuẩn ho gà để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà. Như vậy, hai loại vắc xin trên đều không có thành phần đối kháng và đều có tác dụng tạo ra kháng thể chống lại bệnh ho gà nên có thể sử dụng lẫn lộn được.

Trước đó, nhiều nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh (CDC, Mỹ) cũng đã chứng minh việc tiêm lẫn lộn thuốc không có gì nguy hại và đều có tác dụng giúp bé chống lại ho gà. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn vắc xin ho gà toàn bào và 1 mũi vắc xin ho gà vô bào có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại.

vicare.vn-cho-be-tiem-quinvaxem-va-pentaxim-lan-lon-duoc-khong-body-2

Tiêm Quinvaxem và Pentaxim cho trẻ có nguy hiểm không?

Tiêm Quinvaxem và Pentaxim cho trẻ không nguy hiểm nhưng người mẹ cần đảm bảo sức khỏe của bé trước khi tiêm và tính thời gian tiêm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên thế giới đã có nhiều ca tử vong sau khi tiêm 2 loại vắc xin trên, tuy nhiên theo điều tra của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) và ban chuyên gia quốc tế thì đều không phải do vắc xin Quinvaxem và Pentaxim gây nên. Tại Việt Nam, từ năm 2013 đã có 9 ca tử vong sau khi tiêm vắc xin này, trong đó 6 ca được xác nhận là không phải do vắc xin, 1 ca chưa rõ nguyên nhân, 2 ca vào tháng 10 năm 2015 do sốc phản vệ, có thể do vắc xin dẫn đến tử vong.

Sốc phản vệ là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với những thứ mà cơ thể không muốn tiếp nhận. Hiện tượng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như thức ăn hằng ngày, nước uống có chứa nhiều chất hóa học, các loại thuốc, vắc xin,... Sốc phản vệ không xảy ra thường xuyên nhưng việc phản ứng lại với các loại vắc xin là hoàn toàn có thể, không riêng Quinvaxem và Pentaxim, tỉ lệ người do sốc phản vệ gây ra cũng rất thấp.