Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em là căn cứ quan trọng để bố mẹ có thể theo dõi sức khỏe và mức độ phát triển của con mình, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 0-5 tuổi. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 5 tuổi ở cả bé trai và bé gái.

Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Chỉ số tăng trưởng về chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Theo dõi bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều vô cùng lý thú với nhiều sự thay đổi đáng ngạc nhiên của trẻ nhỏ. Mẹ cần theo sát sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn về chiều cao để nhận biết các thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con mình.

  • Trẻ mới sinh: Trung bình dài khoảng 50cm, nặng tầm 3,3kg.
  • Từ khi chào đời đến 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với khi mới sinh. Nguyên nhân là trẻ bị mất nước và dịch của cơ thể khi trẻ tiểu và đi ngoài.
  • 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày trẻ tăng khoảng 15 – 28g. Trẻ sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau tầm 2 tuần tuổi.
  • 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, trẻ sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • 7 – 12 tháng: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu trẻ bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, trẻ tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã biết bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi trẻ tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp ba lần lúc mới sinh.
  • 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng khoảng 1,2cm.
  • 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm 10cm và cân nặng tăng khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra các dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi trẻ lớn lên.
  • 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm dần đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với trước đó nên trông trẻ có vẻ cao ráo hơn.
  • 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái thường sẽ đạt chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Chiều cao cân nặng của bé trai cũng đạt được ở tuổi trưởng thành khi ở tuổi 17.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi, theo tiêu chuẩn của WHO.

vicare.vn-chieu-cao-can-nang-cua-tre-tu-0-den-5-tuoi-body-1

Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ:

Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ”Tháng tuổi” và ”Bé gái” theo đó các mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con.

Nếu chiều cao và cân nặng của trẻ đang ở cột:

  • TB: Đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc là thấp còi
  • Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hay rất cao (theo chiều cao).
  • Cách đo chiều cao chuẩn nhất cho trẻ

Đo đứng:

  • Dùng các loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường hay thước rời.
  • Khi đo, thước đo phải để vị trí cố định, thẳng và vuông góc với sàn nhà.
  • Vạch số 0 phải để sát sàn nhà.

Cách đo:

  • Để trẻ đi chân không, đứng thẳng và quay lưng vào tường.
  • Đầu, 2 vai, mông, bắp chân và gót chân áp sát tường.
  • Mắt nhìn thẳng theo phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình.
  • Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu và vuông góc với thước đo.

Yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng của trẻ

vicare.vn-chieu-cao-can-nang-cua-tre-tu-0-den-5-tuoi-body-2
  • Yếu tố di truyền

Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng tác động lớn tới chiều cao hơn cả gen di truyền. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng về thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng từ yếu tố di truyền khoảng 23% (gen của ông bà và cha mẹ); ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp tới 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định khoảng 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, chế độ nghỉ ngơi, bệnh mạn tính và bẩm sinh,...

  • Thời kỳ mang thai và sinh đẻ

Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ tác động và ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trong khoảng thời gian trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai và thời gian cho con bú, người mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA), iod, sắt... để con phát triển khỏe.

  • Sai lầm trong việc nuôi con

Chế độ uống ít sữa, ăn nhiều đạm, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và các chất khoáng dẫn tới thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, magie, kẽm, sắt, phosphor,... là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều ở trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao thì nên cho trẻ ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi đồng thời uống sữa đều đặn hàng ngày.

  • Thói quen ít vận động và đi ngủ muộn

Các bậc cha mẹ ngày nay thường chăm sóc con quá kỹ: không cho con tự vận động, trẻ ít vận động ngoài trời, đi đâu cũng đưa đón, ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao, tập thể dục các môn giúp làm tăng chiều cao như đạp xe, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, đi bộ,... Bên cạnh đó, mọi gia đình có khuynh hướng ngủ muộn (sau 10 giờ tối) làm rút ngắn giấc ngủ sâu. 1 giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ tới 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất và kích thích xương dài hơn.

  • Môi trường sống

Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ hút thuốc thụ động, trẻ dễ mắc các bệnh mạn tính, các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong khoảng thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng làm hại cho quá trình phát triển về cả thể chất và chiều cao của trẻ.

  • Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện từ trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến cho trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại làm trẻ không tiếp tục cao thêm, trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và sẽ không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Bởi vậy, dậy thì sớm là 1 trong những nguyên nhân kìm hãm tới sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

  • Thừa cân hay béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với các bạn cùng tuổi. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống sẽ kiêng khem, thiếu chất cũng là 1 nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ sau này.

Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn cần phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của trẻ để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Xem thêm:

  • Bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh tới 12 tháng tuổi
  • Mẹ đã biết bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO?