Chỉ số xét nghiệm máu HgB là gì?
Chỉ số HgB là một trong những xét nghiệm quan trọng trong chế độ ăn uống nhưng hầu hết người bệnh không biết chỉ số xét nghiệm máu HgB là gì. Mời các bạn cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chỉ số xét nghiệm máu HgB là gì?
1. Chỉ số xét nghiệm máu HgB là gì?
HGB là viết tắt của chữ hemoglobin. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu với nhiệm vụ chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18g/dl đối với nam và 12 đến 16g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l). Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.
2. Chỉ số HgB bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số HgB thể hiện sự phân loại các mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố. Tuy nhiên, chỉ số này mang tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Nếu HgB trên 100 g/l là thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. Từ 80-100 g/l là thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu. Từ 60-80 g/l là thiếu máu nặng, cần truyền máu (tùy theo tình trạng lâm sàng). Bệnh nhân có chỉ số HgB dưới 60 g/l là cần truyền máu cấp cứu.
3. Nữ giới dễ gặp tình trạng giảm HGb hơn nam giới
Nữ giới thường gặp tình trạng thiếu máu hơn nam giới, việc có kinh nguyệt và thai kỳ là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề nổi bật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và đang được đặc biệt quan tâm. Khi mang thai, nhu cầu chất sắt và axit folic tăng lên để tạo hồng cầu nhằm đáp ứng với việc tăng khối lượng máu để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bào thai. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu như: sắt, axit folic.
Bên cạnh đó, một số phụ nữ sợ béo phì nên thường ăn uống kiêng khem, chế độ ăn không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây thiếu hụt nguyên liệu tạo máu và gây thiếu máu.
4. Cách ăn phòng thiếu máu
Ăn thực phẩm giàu sắt: Sắt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Nếu nồng độ hemoglobin thấp, bạn nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt như:
- Gan
- Thịt
- Tôm
- Thịt bò
- Đậu phụ
- Cải bó xôi (rau chân vịt)
- Dứa (thơm)
- Các loại hạt như hạt hạnh nhân. Hãy cẩn trọng khi ăn hạt để tránh bị dị ứng.
Tăng cường bổ sung vitamin C: Vitamin C có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách tăng cường sử dụng các loại hoa quả và rau củ như:
- Cam
- Xoài
- Quýt
- Dâu tây
- Bắp cải
- Bông cải xanh
- Ớt
- Cải bó xôi (rau chân vịt)
Ăn thực phẩm giàu axit folic: Axit folic rất quan trọng đối với việc sản sinh tế bào hồng cầu. Thực phẩm giàu axit folic gồm có:
- Các loại hạt
- Đậu
- Mầm lúa mạch
- Giá
- Bông cải xanh
- Các loại hạt
Nếu chế độ ăn của bạn vốn đã chứa nhiều vitamin C, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tăng cường hấp thụ thêm một chút axit folic vì vitamin C khiến cơ thể bài tiết axit folic.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất giàu sắt. Như đã nêu trên, sắt là thành phần chính trong quá trình sản xuất hemoglobin (máu cần sắt để hình thành loại protein này). Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp tăng nồng độ sắt, nhờ đó tăng nồng độ hemoglobin.
Tránh xa bánh mì, ngũ cốc và mì ống trắng. Các thực phẩm này đã bị mất đi dưỡng chất do quá trình tinh chế nên bị mất màu sắc. Chúng có ít giá trị dinh dưỡng và thường chứa nhiều cacbohydrat đơn hay đường.
Tránh các thực phẩm ngăn chặn hấp thụ sắt: Thực phẩm ngăn chặn hấp thụ sắt là các loại thực phẩm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một số thực phẩm và chất cản trở hấp thụ sắt gồm có:
- Rau mùi tây
- Cà phê
- Sữa
- Trà
- Nước ngọt
- Thuốc kháng axit không kê đơn
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và canxi
Xem thêm:
- Lúc nào cũng thấy buồn ngủ là triệu chứng của bệnh gì?
- Nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm
- Cây rau càng cua ăn có tác dụng gì?