Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Huyết áp là mức độ áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Điều đáng chú ý là ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có chỉ số huyết áp tiêu chuẩn cũng khác nhau. Cùng HoiBenh tìm hiểu về điều này nhé.

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

1. Chỉ số huyết áp tiêu chuẩn là gì?

Huyết áp là thông số chỉ mức độ áp lực mà máu tác động lên thành động mạch trong quá trình đi nuôi cơ thể. Áp lực này được tạo bởi sự co bóp của tim. Điều đó có nghĩa là khi tim làm việc ổn định, mức huyết áp cũng có thể được duy trì ở mức ổn định. Khi bệnh nhân đang ở trong trạng thái mệt mỏi, đau ốm, stress do công việc... thì huyết áp cũng có thể lên xuống bất thường.

Đối với người lớn, chỉ số huyết áp thường thay đổi vì nhiều lý do, có thể chỉ cần thay đổi tư thế từ ngồi thành đứng cũng có thể khiến cơ thể xây xẩm do huyết áp thay đổi đột ngột. Do đó cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên kể cả khi bạn đang rất khỏe mạnh để tầm soát các bệnh lý liên quan đến huyết áp.

Hiện nay, chỉ số huyết áp dựa trên 2 thông số là mức huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương. Để xem cơ thể có chỉ số huyết áp tiêu chuẩn hay không cần xác định được 2 trị số huyết áp tối đa và tối thiểu này. Mức huyết áp tối đa/ huyết áp tối thiểu nếu đạt được dưới 120/80 mmHg thì cơ thể đạt đến chỉ số huyết áp tiêu chuẩn.

  • Huyết áp cao: Là khi các chỉ số huyết áp tâm thu / huyết áp tâm trương cao hơn mức 140/90 mmHg
  • Huyết áp thấp: Là khi chỉ số huyết áp tâm thu có giá trị thấp hơn mức 90 mmHg hoặc giảm từ 25 mmHg so với số đo huyết áp bình thường.
vicare.vn-chi-so-huyet-ap-theo-do-tuoi-body-1

2. Chỉ số huyết áp theo độ tuổi có thể tham khảo

Dưới đây là một vài chỉ số huyết áp tiêu chuẩn theo độ tuổi, mọi người có thể lưu lại để xác định được mức huyết áp bình thường ở độ tuổi của mình. Tuy nhiên đây chỉ là những thông số để tham khảo, các bạn cần tự mình đo chỉ số huyết áp của bản thân để có kết quả chính xác nhất.

  • 15-19 tuổi, huyết áp thấp nhất: 105/73 mmHg, huyết áp trung bình: 117/77 mmHG, huyết áp tối đa: 120/81 mmHg
  • 20-24 tuổi, huyết áp thấp nhất: h108/75 mmHg, huyết áp trung bình: 120/79 mmHg, huyết áp tối đa: 132/83 mmHg
  • 25-29 tuổi, huyết áp thấp nhất: 109/76 mmHg, huyết áp trung bình 121/80 mmHg, huyết áp tối đa: 133/84 mmHg
  • 30-34 tuổi, huyết áp thấp nhất: 110/77 mmHg, huyết áp trung bình: 122/81 mmHg, huyết áp tối đa: 134/85 mmHg
  • 35-39 tuổi, huyết áp thấp nhất: 111/78 mmHg, huyết áp trung bình: 123/82 mmHg, huyết áp tối đa: 135/86 mmHg
  • 40-44 tuổi, huyết áp thấp nhất: 112/79 mmHg, huyết áp trung bình: 125/83 mmHg, huyết áp tối đa: 137/87 mmHg
  • 45-49 tuổi, huyết áp thấp nhất: 115/80 mmHg, huyết áp trung bình: 127/64 mmHg, huyết áp tối đa: 139/88 mmHg
  • 50-54 tuổi, huyết áp thấp nhất: 116/81 mmHg, huyết áp trung bình: 129/85 mmHg, huyết áp tối đa: 142/89 mmHg
  • 5-59 tuổi, huyết áp thấp nhất: 118/82 mmHg, huyết áp trung bình: 131/86 mmHg, huyết áp tối đa: 144/90 mmHg
  • 60-64 tuổi, huyết áp thấp nhất: 121/83 mmHg, huyết áp trung bình: 134/87 mmHg, huyết áp tối đa: 147/91 mmHg

3. Cách kiểm tra chỉ số huyết áp tiêu chuẩn đúng tại nhà

Hiện nay, để đo huyết áp tiêu chuẩn đạt độ chính xác cao chính là sử dụng máy đo huyết áp tại nhà. Để kết quả đo được chính xác, bệnh nhân cần biết cách đo đúng. Trước khi đo, bệnh nhân cần nghỉ ngơi thư giãn, tránh ăn quá no, uống rượu bia, không mặc áo quá chật, bó tay khi đo.

  • Đo bắp tay: Bệnh nhân cần ngồi thẳng, đeo máy đo vào bắp tay ở vị trí ngang tim, chân duỗi song song với mặt đất, và đọc kết quả theo thứ tự từ trên xuống là chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và dưới cùng là nhịp tim.
  • Đo cổ tay: Tư thế ngồi tương tự như đo bắp tay, nhưng đặt cổ tay trên mặt phẳng, chéo ngang ngực và đọc kết quả.

Ngoài ra, cần theo dõi chỉ số huyết áp mỗi ngày nếu nghi ngờ bị cao huyết áp. Cách đo huyết áp tại nhà được xem như biện pháp để tầm soát các chứng bệnh về tim mạch, do đó cần có sự theo dõi chặt chẽ và chuẩn bị tốt cho cơ thể như không dùng chất kích thích, không để bản thân xúc động quá mạnh, chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp hạn chế cholesterol, chất béo, đường.

vicare.vn-chi-so-huyet-ap-theo-do-tuoi-body-2

4. Cách xử lý khi bị cao huyết áp hoặc huyết áp thấp

Rất khó để có thể phân biệt được những biểu hiện của bệnh huyết áp. Đối với các bệnh nhân bị cao huyết áp, họ rất dễ bị những biến chứng dẫn đến các bệnh về tim như trụy tim, suy tim, nhồi máu cơ tim...

Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp lại dễ bị các bệnh về não như kém trí nhớ, bệnh mất trí nhớ do Alzheimer, dễ bị ngất, xỉu, nhồi máu cơ tim, nặng nhất có thể kể đến tai biến mạch máu não và nhồi máu lên não.

Do đó, bệnh nhân được khuyến cáo theo dõi tình trạng huyết áp của mình bằng cách đo huyết áp thường xuyên hơn. Ngay cả khi bạn có chỉ số huyết áp là bình thường thì việc giữ gìn sức khỏe, hạn chế lối sống không lành mạnh vẫn là điều nên làm.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp hoặc thấp huyết áp, ngoài điều chỉnh chế độ sinh hoạt, các bệnh nhân còn cần liên tục đến kiểm tra lượng hồng cầu, bạch cầu trong máu tại các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc uống hoặc ngừng thuốc dù bệnh tình có vẻ đã hồi phục.

Một số bệnh viện đa khoa tim mạch chất lượng và uy tín như

Bệnh viện Đa Khoa Vinmec Central Park

Từ năm 2017, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park (TP Hồ Chí Minh) đã được trao chứng nhận trở thành trung tâm can thiệp tim mạch TAVI độc lập đầu tiên tại Việt Nam. Cùng với thiết bị và công nghệ hiện đại, Vinmec Central Park là bệnh viện đi đầu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong khám/điều trị các bệnh về huyết áp, tim mạch với đội ngũ chuyên gia tim mạch uy tín hàng đầu như GS.TS.BS Võ Thành Nhân, TS.BS Nguyễn Lương Tấn, Ths.BS Hồ Thị Xuân Nga,...

Hotline: 0283622 1166

Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ra đời năm 2012, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ khám chữa bệnh tim mạch uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm như GS.TS Đỗ Doãn Lợi (nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia), BSCK II Nguyễn Thị Tuyết Minh, BSCK II.Ths Phạm Tuyết Trinh; ... Vinmec Times City đã làm chủ nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến trong lĩnh vực này như thay van động mạch chủ qua da, phẫu thuật và can thiệp tim mạch chuẩn quốc tế,...

Hotline: 02439743556

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

vicare.vn-chi-so-huyet-ap-theo-do-tuoi-body-3

Bệnh viện Tim Tâm Đức

Là một trong những viện Tim được thành lập từ lâu tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa rất tận tâm và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó các máy móc và thiết bị tại đây cũng được xếp hạng hiện đại nhất bậc nhất Việt Nam.

Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện chuyên khoa tim mạch lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Được xem như bệnh viện tuyến đầu của chuyên khoa tim mạch, Viện Tim Thành Phố đã chữa trị thành công hàng ngàn căn bệnh liên quan đến tim và các chức năng tim trong đó có bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra còn rất nhiều những bệnh viện tim sở hữu công nghệ tân tiến, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm khác trên khắp cả nước để bệnh nhân có thể dễ dàng lựa chọn.

Xem thêm:

  • 15 thực phẩm chứa kali giúp hạ huyết áp
  • Ăn nhạt vẫn cao huyết áp, tại sao?
  • Đo huyết áp lúc nào thì chính xác? Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn nhất