Chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim?

Huyết áp và nhịp tim đều là những thông số liên quan đến các vấn đề về tim mạch, nhiều người cho rằng 2 thông số này là một. vậy chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim? Chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim?

Huyết áp và nhịp tim đều là những thông số liên quan đến các vấn đề về tim mạch, nhiều người cho rằng 2 thông số này là một. Vậy chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim không?

Huyết áp là gì? Nhịp tim là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể, được đo bằng đơn vị mmHg, huyết áp được thể hiện qua 2 thông số :

  • Huyết áp tâm thu : áp lực sinh ra trong động mạch khi tim co bóp
  • Huyết áp tâm trương : áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp

Trong khi đó nhịp tim là số lần co bóp trong vòng 1 phút, được tính theo đơn vị nhịp/phút và nhịp tim được thể hiện theo 2 cách :

  • Nhịp tim nghỉ ngơi : đo khi cơ thể không cử động mạnh , bình thường là 60 nhịp/ phút
  • Nhịp tim mục tiêu: khoảng giá trị khi tim hoạt động tốt nhất, khoảng 100-170 nhịp/ phút.

Cùng thể hiện mức độ khỏe mạnh của hệ tim mạch nhưng huyết áp và nhịp tim là 2 khái niệm hoàn toàn riêng biệt.

vicare.vn-chi-so-huyet-ap-co-phai-la-nhip-tim-body-1

Nhịp tim tăng thì huyết áp cũng tăng đúng không?

Mỗi khi cơ thể hưng phấn hay sợ hãi, huyết áp và nhịp tim sẽ cùng tăng lên như phản ứng tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên ngoài trường hợp này ra thì huyết áp và nhịp tim không có mối liên hệ chung nào.

Nhịp tim tăng không đồng nghĩa với huyết áp cũng tăng theo và ngược lại, huyết áp tăng nhưng nhịp tim có thể không tăng

Không đo nhịp tim thay thế cho đo huyết áp đối với những trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp. Ở những người có rối loạn nhịp tim thì huyết áp bình thường không có nghĩa nhịp tim ổn định, do đó chỉ số nhịp tim và huyết áp phải được đo độc lập , chính xác.

Khi luyện tập thể thao, hoạt động gắng sức, nhịp tim có thể tăng cao 2 lần so với mức bình thường trong khi đó huyết áp chỉ tăng lên 2-5mmHg.

Nhịp tim bao nhiêu và huyết áp bao nhiêu thì được coi là khỏe mạnh?

Tùy theo độ tuổi và thể trạng của mỗi cá nhân mà chỉ số huyết áp bình thường của họ khác nhau, tuy nhiên vẫn có một khoảng giá trị để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân

Một số người ngay từ khi sinh ra đã có huyết áp thấp hơn những người khác cùng độ tuổi mặc dù cơ thể của họ hoàn toàn khỏe mạnh, tương tự nhịp tim của mỗi người cũng có những thay đổi trước, trong và sau khi chơi thể thao hay vận động.

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào mỗi chỉ số huyết áp, nhịp tim thôi, tuy nhiên huyết áp, nhịp tim là những chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của một người rất quan trọng

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi : 60 nhịp/ phút

Nhịp tim mục tiêu : khoảng 100-170 nhịp/ phút.

Nhịp tim và huyết áp ở mỗi người đều có sự thay đổi, vì thế để xác định chính xác chỉ số bình thường của mình cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn tốt.

vicare.vn-chi-so-huyet-ap-co-phai-la-nhip-tim-body-2

Nhịp tim và huyết áp có mối liên hệ khi nào?

Nhịp tim và huyết áp có mối liên hệ trực tiếp với nhau trong một số trường hợp dưới đây :

  • Nếu người đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, xuất huyết não đau tim thì nhịp đập của tim có thể bị chậm lại, do cơ tim bị tổn thương do không được cung cấp đầy đủ máu nuôi dưỡng
  • Rối loạn nhịp tim không được kiểm soát có thể khiến tim ngừng hoạt động đột ngột, huyết áp tăng cao khiến người bệnh đột ngột ngất xỉu, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Điều trị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim có giống nhau không?

Quá trình điều trị 2 bệnh trên vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau

Giống nhau ở biện pháp đầu tiên trong tiến trình điều trị hay phòng ngừa tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim đều là thay đổi lối sống, tập các thói quen sống lành mạnh. Ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch , tăng cường vận động thể lực, đồng thời hạn chế các chất kích thích, chất gây nghiện, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài.

Sự khác nhau trong điều trị 2 bệnh này là mỗi bệnh cần sử dụng các loại thuốc chuyên biệt, cách thức can thiệp khác nhau.

Theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình, với tăng huyết áp có thể sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển,... trong khi đó người bị rối loạn nhịp tim cần sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp và can thiệp các phẫu thuật cần thiết.

Mối quan hệ giữa huyết áp và nhịp tim

Để có được nhịp tim và huyết áp trung bình cần :

  • Đo xác định nhịp tim và huyết áp khi nghỉ ngơi, thoải mái nhất.
  • Đo và các thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.
  • Không nên đo ngay sau khi vừa hoạt động gắng sức và luyện tập thể thao vì điều này có thể làm thay đổi các chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường.
  • Hầu hết đối với những bệnh nhân bị bệnh tim, cần theo dõi chặt chẽ huyết áp của bệnh nhân đó, chỉ có bệnh nhân rung nhĩ , nhịp tim mới đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và dự đoán những biến chứng bệnh, tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch thì nên theo dõi chặt chẽ cả 2 chỉ số này để giám sát và đánh giá được tình trạng bệnh.

Huyết áp và nhịp tim là 2 khái niệm tách biệt nhau, các bạn không nên đánh đồng 2 khái niệm này do chúng đều có những vai trò đánh giá quan trọng đối với sức khỏe của mỗi cá nhân.

Xem thêm:

  • Huyết áp kẹt là gì? Có nguy hiểm không?
  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp phổi cần lưu ý
  • Huyết áp liên quan thế nào tới tim mạch?