Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện với mục đích kiểm tra, đánh giá chức năng gan và từ đó tìm ra những vấn đề tổn thương ở gan. Trong quá trình làm xét nghiệm người bệnh cần chú ý đến chỉ số GGT vì đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh về gan.

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

1. Chỉ số GGT là gì?

GGT (Gamma glutamyl transferase) là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan của cơ thể như gan, lá lách, tuyến tụy, thận, đóng vai trò chính là vận chuyển amino acid qua màng. Dựa vào chỉ số GGT các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng viêm gan, xơ gan khi chỉ số này thay đổi.

Xét nghiệm GGT đa phần gặp ở những bệnh nhân mắc viêm gan, viêm ống mật hoặc người thường xuyên uống bia rượu.

Ở người bình thường, chỉ số GGT thường nằm ở mức dưới 60 UI/L. Cụ thể đối với nữ giới là 11 – 50 UI/L, còn nam giới rơi vào khoảng 7- 32 UI/L.

Các trường hợp được tính là chỉ số GGT tăng cao khi:

  • Chỉ số GGT tăng cao trong 1-2 lần: Mức độ nhẹ
  • Chỉ số GGT tăng cao trong 2-5 lần: Mức độ trung bình
  • Chỉ số GGT tăng cao trên 5 lần: Mức độ nặng
vicare.vn-chi-so-ggt-trong-xet-nghiem-mau-la-gi-body-1
Chỉ số GGT giúp đánh giá được tình trạng bệnh gan cụ thể của từng bệnh nhân

2. Vì sao chỉ số GGT tăng cao?

Khi xét nghiệm chức năng gan, chỉ số GGT tăng cao có thể đến từ 1 số nguyên nhân chính sau đây:

  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trên cơ thể của chúng ta, điển hình nhất là gan - bộ phận đảm nhận chức năng giải độc cho cơ thể. Nếu duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa. Ngược lại việc ăn uống không điều độ và liên tiếp sử dụng các chất kích thích như rượu, bia sẽ gây tổn hại đến các tế bào gan cũng như suy giảm chức năng gan
  • Những người mắc bệnh lý về gan như viêm gan B, viêm gan A, viêm gan D... Do chủ quan nên nhiều người vẫn thường xuyên bỏ qua việc tiêm phòng dẫn đến tình trạng có nguy cơ mắc bệnh bất cứ thời điểm nào, dẫn đến tình trạng gan bị suy giảm chức năng và khiến chỉ số GGT tăng lên.
  • Không uống đủ nước khiến gan không thể đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể
  • Chế độ nghỉ ngơi, làm việc không hợp lý: thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân khiến GGT tăng cao
  • Tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không theo chỉ định và đơn của bác sĩ hoặc những bệnh nhân quá nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm, ...cũng khiến gan của bạn bị tổn thương

Việc hiểu rõ những nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao khi xét nghiệm chức năng gan sẽ bạn tránh được nguy cơ tổn thương gan, đồng thời sớm tìm ra hướng khắc phục phù hợp để cải thiện chức năng gan

3. Nên làm gì khi chỉ số GGT tăng cao?

Khi chỉ số GGT tăng cao vượt giới hạn cho phép, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa người bệnh nên kết hợp thực hiện cùng 1 số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

vicare.vn-chi-so-ggt-trong-xet-nghiem-mau-la-gi-body-2
Thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh của mình
  • Sàng lọc gan mật định kỳ 3 - 6 tháng/lần, kiểm tra và theo dõi thường xuyên để kiểm soát và nắm được tình trạng bệnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu protein để tấn công bệnh tật, tái tạo gan, uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi. Cần ăn thành nhiều bữa, tránh việc ăn quá no, ăn thức ăn khó tiêu có nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng...
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga hoặc sử dụng các chất kích thích
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, đặc biệt tránh để cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái stress.
  • Thăm khám, điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và lờn thuốc rất khó điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm GGT rất cần thiết trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý về gan. Dựa vào chỉ số này các bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh của từng người và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Bệnh gan không được uống thuốc gì?
  • Bệnh gan biểu hiện qua móng tay như thế nào?
  • Gan thải độc vào thời gian nào trong ngày? Cần lưu ý gì?