Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để xác định bệnh tiểu đường. Tùy vào mức độ cao hay thấp của đường huyết mà xác định bệnh ở type nào.

Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để xác định bệnh tiểu đường. Tùy vào mức độ cao hay thấp của đường huyết mà xác định bệnh ở type nào.

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose có trong máu sẽ thay đổi liên tục trong ngày, do đó mỗi thời điểm đo sẽ có chỉ số khác nhau. Chỉ số đường huyết là một cơ sở quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường.

1. Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Căn cứ vào bằng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của WHO, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý tiểu đường cho bạn. Các chỉ số chính để chỉ ra bạn đang ở ngưỡng an toàn, nguy cơ hay mắc tiểu đường hay không. Có 4 mức đo chỉ số đường huyết mà bạn cần ghi nhớ là:

  • Chỉ số đường huyết thấp: < 70 mg/dl (3,9 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết bình thường (khi đói): từ 70 mg/dl đến <130 mg/dl (4,0 ->7,2 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết có thể chấp nhận được (đo khi no đến 2 tiếng sau ăn): Từ 130 mg/dl đến 180mg/dl (7,2 ->10 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết cao: Từ 181mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên.

Tham khảo bảng đánh giá chỉ số đường huyết đầy đủ chi tiết bên dưới.

vicare.vn-chi-so-duong-huyet-tieu-chuan-la-bao-nhieu-body-1

2. Phân loại tiểu đường từ chỉ số đường huyết tiêu chuẩn

Dựa vào chỉ số tiểu đường tiêu chuẩn, người ta phân tiểu đường thành các loại như sau:

  • Tiểu đường type 1: 4-7 mmol/L (trước bữa ăn); < 9 mmol/L (sau ăn 2h).
  • Tiểu đường type 2: 4-7 mmol/L (trước bữa ăn); < 8,5 mmol/L (sau ăn 2h).
  • Tiểu đường trẻ em: 4-8 mmol/L (trước ăn); dưới 10 mmol/ L (sau ăn 2h).

3. Cách kiểm tra đường huyết để biết mình mắc tiểu đường

Nhiều người bình thường, quan tâm đến căn bệnh tiểu đường hay lo lắng rằng mình mắc bệnh tiểu đường có thể tham khảo cách kiểm tra như sau:

Yêu cầu trước khi kiểm tra: Thực hiện kiểm tra đường huyết vào sáng sớm, nhịn ăn trước khi lấy máu hoặc sau ăn 2 giờ.

Trước khi ăn: Sẽ cho các chỉ số sau

  • Bình thường: 4,0-5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
  • Tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: Từ 6,0-6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
  • Chỉ số chẩn đoán bệnh tiểu đường: > 6,9 mmol/l (126 mg/dl)

Sau khi ăn 2 giờ

  • Bình thường: < 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
  • Tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: Từ 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
  • Chẩn đoán bệnh tiểu đường: > 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
vicare.vn-chi-so-duong-huyet-tieu-chuan-la-bao-nhieu-body-2

4. Cách đo đường huyết

Đo đường huyết hiện nay khá đơn giản, người bệnh có thể tự đo bằng máy tại nhà

  • Bước 1: Gắn kim vào bút phóng của máy đo đường huyết, đậy nắp bút phóng lại.
  • Bước 2: Gắn que thử vào máy đo đường huyết, để ở chế độ sẵn sàng.
  • Bước 3: Sát trùng vùng da cần chích máu. Đặt sát miệng bút phóng vào vùng da ngón tay đã sát trùng. Bấm bút để kim phóng và thu về trong vài tích tắc.
  • Bước 4: Để máu tự chảy, tiếp đến là hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, lấy 1 giọt màu và đợi kết quả. Dùng bông đặt vào vết thương để cầm máu.

5. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường nên thực hiện mỗi ngày

Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ chế độ sinh hoạt do đó hãy điều chỉnh chúng hàng ngày nhé.

Tập thiền, xả stress

Khi bị stress các hormone cortisol, epinephrine, và glucagon sẽ tăng cao. Kéo theo đó là tăng chỉ số đường huyết và gây kháng insulin.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt, đảm bảo sức khỏe cho mọi hoạt động và các chỉ số của cơ thể. Ngủ ít, ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường và béo phì.

vicare.vn-chi-so-duong-huyet-tieu-chuan-la-bao-nhieu-body-3

Tập luyện mỗi ngày

Hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện độ nhạy cảm của mô cơ đối với insulin và kiểm soát cân nặng của bạn một cách hoàn hảo nhất. Tập luyện mỗi ngày vừa có cơ thể khỏe mạnh lại phòng tránh được nhiều bệnh lý cho cơ thể. Hoạt động này luôn được khuyến khích chung cho tất cả mọi người.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp có hàm lượng muối, đường, trans fat và carbonhydrate tinh chế cao không những có hại cho hệ tiêu hóa còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường thậm chí là ung thư.

Thay vào đó, hãy tăng cường ăn các thực phẩm tươi như rau, củ quả, thịt, cá tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.

Khi thấy chỉ số đường huyết tăng cao so với tiêu chuẩn cần hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để điều hòa chỉ số đường trong máu, tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

  • Đường huyết cao có phải bị tiểu đường hay không?
  • Làm thế nào để đường huyết trở về bình thường sau khi mắc đái tháo đường thai kỳ?
  • Protein và chế phẩm sinh học nào có thể giúp kiểm soát đường huyết?