Chi phí làm xét nghiệm sán lợn có giá bao nhiêu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương?

Theo số liệu gần đây, đã có ít nhất 55 tỉnh thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

1. Sán lợn là loại bệnh gì?

Bệnh sán lợn (còn gọi là sán lợn gạo, lợn gạo) là tình trạng người bệnh ăn phải nguồn thực phẩm hoặc nước uống bẩn có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn chưa được nấu chín kỹ.

Nếu con người ăn phải trứng sán dây, chúng có thể di chuyển ra ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các cơ quan và mô cơ thể bị nhiễm trùng xâm nhập. Còn đối với trường hợp ăn phải ấu trùng sán dây lợn chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột, gây nhiễm trùng đường ruột.

Vòng đời trưởng thành của sán dây lợn có thể kéo dài tới 30 năm trong ký chủ. Người mắc bệnh sán lợn thường chỉ do một con sán. Bệnh nhân bị nhiễm sán dây đường ruột thường nhẹ nhưng nếu nhiễm ấu trùng xâm lấn sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Sán lợn
Ăn thịt lợn nhiễm sán gạo dẫn đến hậu quả khôn lường

2. Bệnh sán lợn có nguy hiểm không?

Thông qua hình thức ăn uống, ký sinh trùng đi vào cơ thể và khu trú tại ruột. Sau đó tiếp tục di chuyển vào máu và về lại ở ruột gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.

  • Nếu sán làm tổ ở mắt: có thể dẫn tới lồi nhãn cầu gây nhìn đôi, lác mắt hoặc bong võng mạc gây giảm thị lực, thậm chí có thể bị mù.
  • Nếu nang sán nằm trong não: người bệnh có thể bị liệt tay, chân hoặc liệt nửa người, động kinh, nói ngọng, đau đầu dữ dội hoặc rối loạn trí nhớ. Một số trường hợp bị viêm màng não do ký sinh trùng.
  • Nếu sán làm ổ trong tim: gây rối loạn nhịp tim, van tim bị ảnh hưởng dẫn đến suy tim.
  • Trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán nên nếu chẳng may bị bệnh sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu do sán lý sinh lấy đi các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm bệnh sán lợn?

Số lượng trẻ mắc sán lợn tại Bắc Ninh liên tục gia tăng trong thời gian qua khiến nhiều người lo lắng, tìm kiếm thông tin về việc khi nào cần xét nghiệm sán lợn và chi phí làm xét nghiệm sán lợn có giá bao nhiêu.

Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh đối với sán dây thường kéo dài từ 8 – 10 tuần. Thông thường triệu chứng của người bị nhiễm sán lợn không rõ ràng và còn tùy thuộc vào việc ăn hay nuốt phải trứng hoặc ấu trùng. Những triệu chứng đặc hiệu còn dựa trên nơi ấu trùng sinh sống. Lúc này bệnh ấu trùng sán lợn và bệnh sán trưởng thành ở ruột có một số biểu hiện của bệnh có thể liệt kê như sau:

  • Đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ
  • Người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài hoặc phát hiện thấy có trứng sán trong phân. Trong đó, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt và có màu trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng.
  • Trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân bị khó chịu vùng bụng, đau bụng, cơ thể suy nhược, tiêu chảy, gầy còm, ...
  • Bên cạnh đó, người bị sán lợn còn có thể bị nổi sần và nổi cục trên da

Khi xét nghiệm sán lợn, kết quả cho ra dương tính nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh nhân chắc chắn đang mắc bệnh sán lợn vì có thể trước đó bệnh nhân bị giun sán nhưng cơ thể đã đào thải nguồn bệnh thì xét nghiệm vẫn cho dương tính. Do vậy, vấn đề xét nghiệm dương tính chỉ có thể khẳng định người bệnh từng bị nhiễm giun sán chứ không khẳng định hiện tại có đang mắc bệnh hay không.

Xét nghiệm
Chi phí xét nghiệm sán lợn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương có giá bao nhiêu

4. Chi phí làm xét nghiệm sán lợn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương có giá bao nhiêu?

Đến nay đã có hơn 2000 gia đình ở Bắc Ninh đưa con đi xét nghiệm sán lợn ở Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.

Riêng tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương những ngày qua luôn trong tình trạng quá tải. Bệnh viện đã huy động toàn bộ nhân viên Khoa xét nghiệm để chạy mẫu nhằm thông báo sớm đến người nhà bệnh nhân, giảm bớt sự căng thẳng lo lắng của nhiều phụ huynh có con nhỏ.

Chi phí xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương nằm trong khoảng 700.000 đồng – 1 triệu đồng cho mỗi lần xét nghiệm. Gia đình nên có kế hoạch thăm khám sớm tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, nên liên hệ bốc số thứ tự sớm để không phải chờ đợi quá lâu gây mệt mỏi.

5. Phòng tránh bệnh sán lợn như thế nào?

Để điều trị bệnh sán lợn có thể dùng thuốc Niclosamide, Praziquantel và Albendazole. Việc điều trị bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi. Người bệnh không nên điều trị bằng thuốc nam, thuốc đông y hoặc bài thuốc dân gian vì dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Tránh ăn nem chua
Tránh ăn nem chua để không mắc bệnh sán lợn

Những khuyến cáo dưới đây giúp người dân chủ động phòng tránh bệnh:

  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống, chưa được nấu chín kỹ như nem chua, tiết canh, thịt heo tái, gan lợn (ngăn ngừa nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống và uống nước lã, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh (ngăn ngừa ấu trùng sán lợn).
  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị tích cực, dứt điểm và không phóng uế bừa bãi.
  • Quản lý tốt nguồn phân tươi, đặc biệt là ở những khu vực có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông và quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ heo.
  • Cha mẹ phải rửa tay sạch cho bé trước và sau khi ăn. Không để trẻ bò trườn dưới sàn nhà bẩn. Cắt móng tay, móng chân gọn gàng, sạch sẽ. Tăng cường vệ sinh môi trường sống.
  • Quan trọng nhất là tẩy giun sán và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

XEM THÊM:

  • Từ 700 – 1 triệu đồng một xét nghiệm tìm sán lợn
  • Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sán lợn
  • Kinh hãi: Ăn thịt lợn gạo có thể nhiễm sán dây trưởng thành lên đến 12m trong cơ thể
  • Trẻ nhiễm sán lợn: Hàng nghìn bà mẹ đang hoang mang quá mức
  • Cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế
  • Trị nhiễm sán lợn ra sao?