Chế độ dinh dưỡng cho bé bị chẩn đoán thừa sắt như thế nào?
Chào Bác sĩ!
Bé nhà tôi đi khám được chẩn đoán là thừa sắt. Xin bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng cho bé bị chẩn đoán thừa sắt là như thế nào?
Cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Đình Phú cho biết: "Trong câu hỏi, bạn không nói rõ bệnh lý dẫn đến thừa sắt trong máu nên chúng tôi chỉ đưa ra được lời khuyên chung như sau: Việc khống chế nó thực ra rất đơn giản. Bạn có thể làm theo các bước sau:
- Thứ nhất, ngừng uống viên sắt hoàn toàn. Ngừng uống viên sắt có tác dụng làm giảm lượng sắt đưa vào.
- Thứ hai, ăn nhiều rau. Ăn càng nhiều rau càng tốt vì rau có chất xơ làm giảm hấp thu sắt tương đối hiệu quả.
- Thứ ba, dùng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu để nhanh đào thải sắt ra ngoài. Ví dụ như rau cải, bí, bầu, rau sam, uống nước chè xanh, uống cà phê, rau má, nước râu ngô. Chỉ chừng độ 2 - 3 ngày ăn như trên, bạn có thể kéo lượng sắt về ban đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý liên quan đến máu như tán huyết, cắt lách... mà đời sống hồng cầu ngắn nên có thể thừa sắt thì bạn cần tuân thủ việc điều trị và tái khám ở chuyên khoa huyết học. Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Trứng các loại: trứng gà, trứng vịt
- Gan bò, gan lợn lợn, gan gà, vịt, ngan và các nội tạng khác như tim, thận
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, bê, dê, lợn
- Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
- Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong
- Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê
- Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh
- Các loại thực phẩm tăng cường sắt như bánh bích quy bổ sung sắt, các loại ngũ cốc ăn liền, nước mắm bổ sung sắt, bột mỳ bổ sung sắt, sữa có bổ sung sắt
- Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ".
Chúc sức khỏe!