Chế độ ăn uống cho người bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra và có khả năng lây lan cao. Bên cạnh các chăm sóc y tế, chế độ ăn là điều vô cùng quan trọng giúp đẩy lùi những triệu chứng của bệnh thủy đậu. Sau đây là bốn nguyên tắc sử dụng thực phẩm cần ghi nhớ trong việc chuẩn bị bữa ăn cho người bị thủy đậu.

Chế độ ăn uống cho người bị thủy đậu Chế độ ăn uống cho người bị thủy đậu

Các loại thực phẩm chống virus

Bệnh thủy đậu là một loại bệnh do virus ra nên việc tăng cường các loại thực phẩm chống virus như tỏi và các loại gia vị như nghệ là chế độ ăn đầu tiên cần thực hiện, ngoài ra nên bổ sung thêm vitamin C và kẽm cùng với các thức uống có nhiều chất chống oxy hóa.

Virus gây bệnh thủy đậu không giống như nhiều loại virus khác, nó thuộc loại loại virus herpes (gây loét và bệnh zona), có tên là Varicella-zoster. Một số loại thực phẩm có thể khiến loại virus này phát triển nhiều hơn và một số thực phẩm có tác dụng ức chế. Virus herpes tăng trưởng mạnh khi nồng độ acid amin arginine trong máu nhiều hơn so với lysine, để ngăn chặn sự phát triển của virus, chúng ta cần ăn những thực phẩm có chứa nhiều lysine hơn so với arginine.

Các loại thực phẩm tốt dành cho người bị thủy đậu là những loại chứa nhiều lysine hơn so với arginine, bao gồm:

  • Sữa chua (sữa chua có chứa men probiotic tự nhiên có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch)
  • Cá và dầu cá có chứa Omega 3 có tác dụng chống viêm
  • Các loại thịt bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt gà, gà tây
  • Phô mai hữu cơ và sữa
  • Các loại trái cây: các loại quả có hạt (như xoài, mơ, anh đào, bơ, đu đủ), táo, lê, quả sung tây và quả dứa.

Các loại thực phẩm nghèo lysine cần tránh khi bị thủy đậu bao gồm:

  • Các loại quả hạch và hạt nảy mầm, những loại hạt này có lượng lysine thấp
  • Các loại ngũ cốc (bao gồm lúa mì, yến mạch, gạo)
  • Đậu phụ
  • Các loại trái cây bao gồm: nho, quả mâm xôi, quả việt quất, bưởi và cam (bao gồm cả nước ép của những loại quả này)
  • Caffeine
  • Sô cô la
  • Hành và tỏi, nhưng do có đặc tính kháng virus và kháng histamin mạnh, vẫn có thể cho người bệnh sử dụng một lượng vừa phải.
vicare.vn-che-do-uong-cho-nguoi-bi-thuy-dau-body-1

Bổ sung đủ nước

Nhiều trường hợp người bị bệnh thủy đậu có thể đi kèm với sốt và chán ăn, vì vậy điều quan trọng là phải giữ cho cơ thể không bị thiếu nước và các vitamin. Bên cạnh nước lọc, có thể bổ sung các loại nước khác như: nước dừa, nước hoa quả hoặc các loại trà thảo mộc (trà quế, trà hoa cúc, ...) cũng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Giảm lượng histamin – nguyên nhân khiến cơ thể bị ngứa

Các nốt thủy đậu thường gây ngứa ngáy khó chịu, nếu người bệnh gãi nhiều sẽ khiến da bị trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy tuyệt đối không được phép gãi những nốt này. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng histamin, có thể áp dụng chế độ ăn sử dụng thực phẩm có tác dụng giảm lượng histamin trong cơ thể, gồm có:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cải xoăn, bông cải xanh, ớt, đu đủ, kiwi và dâu tây; bổ sung viên uống chứa vitamin C.
  • Thực phẩm chứa quercetin (cũng có tác dụng kháng histamin) như: táo, rau bina, cải xoong và hành tây; hãy thực hiện phương châm: “ăn một quả táo mỗi ngày”.
  • Bột yến mạch dùng để tắm có tác dụng làm dịu da, thêm một vài giọt dầu oải hương có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu tinh thần cho người bệnh.

Thực phẩm tốt cho làn da

Nguyên tắc cuối cùng của chế độ ăn này là bổ sung các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe của làn da, và giúp làm giảm, mờ sẹo từ các nốt thủy đậu.

  • Các loại trái cây và rau có màu sặc sỡ sẽ cung cấp nhiều vitamin A, C và E,
  • Các loại thịt từ động vật ăn cỏ (như bò, cừu), rau bina, nấm và măng tây sẽ giúp bổ sung thêm kẽm có lợi cho da,
  • Dầu ô liu, quả bơ, các loại cá và dầu cá cung cấp nguồn chất béo tốt cho sức khỏe và làn da.
  • Dầu dừa hoặc nước hoa hồng dùng để thoa lên da có thể giúp giảm sẹo sau khi các nốt thủy đậu bay đi.
vicare.vn-che-do-uong-cho-nguoi-bi-thuy-dau-body-2

Một số thực phẩm cần tránh khi bị thủy đậu

  • Các món ăn quá mặn: có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và khiến người bệnh bị mất nước.
  • Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa: có thể gây viêm, khiến những khu vực bị thương chậm lành hơn.
  • Đồ ăn có gia vị gây kích ứng như chua, cay: sẽ gây đau cho những vết loét trong miệng.

Người bị thủy đậu cũng như các bệnh khác thường bị giảm cảm giác ngon miệng. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện bốn nguyên tắc trên, cần phải nấu những bữa ăn phù hợp khẩu vị, dễ tiêu hóa sẽ giúp người bệnh có thể nhanh chóng vượt qua giai đoạn không mấy dễ chịu này.

Xem thêm:

  • Bệnh thủy đậu có lây không và làm sao để phòng tránh?
  • Nguyên nhân và cách điều trị thủy đậu không để lại di chứng
  • Có nên chọc vỡ mụn nước thủy đậu không?