Chạy thận nhân tạo có đau không? Quy trình chạy thận như thế nào?

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị phải được thực hiện ở bệnh nhân mắc các bệnh mà thận giảm nặng hoặc mất chức năng. Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, chạy thận nhân tạo có đau không? là câu hỏi của nhiều bệnh nhân và thân nhân. Mời các bạn tìm hiểu cùng HoiBenh qua bài viết sau

Chạy thận nhân tạo có đau không? Quy trình chạy thận như thế nào? Chạy thận nhân tạo có đau không? Quy trình chạy thận như thế nào?

.

Có 2 hình thức chạy thận nhân tạo: lọc máu và lọc màng bụng

  • Lọc máu: Là quá trình đưa máu của cơ thể vào một thiết bị lọc ở bên ngoài cơ thể, máy này thực hiện chức năng của thận- Lọc các chất thải, thừa, độc hại trong máu, sau đó trả máu lại cơ thể.
  • Lọc màng bụng: Là quá trình mà một dung dịch được bơm vào trong màng bụng của cơ thể, dung dịch này có chức năng hấp thu các chất thải, thừa, độc hại từ mạch máu trong ổ bụng.
HoiBenh.vn-chay-than-nhan-tao-co-dau-khong-quy-trinh-chay-than-nhu-the-nao-body-2
Có 2 hình thức chạy thận nhân tạo: lọc máu và lọc màng bụng

Quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc máu

  • Trước khi quá trình lọc máu có thể được bắt đầu, bạn sẽ cần có một đường thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch ở vị trí cánh tay của mình gọi là đường dò động mạch- tĩnh mạch (AV fistula).
  • Đường dò này có bản chất là một mạch máu.
  • Cuộc tiểu phẫu để tạo ra đường dò này thường mất khoảng từ 4 đến 8 tuần để có thể lọc máu. Khoảng thời gian này cho phép mô và da quanh lỗ dò được lành.
  • Nếu như mạch máu của bạn có đường kính quá nhỏ để có thể tạo đường dò động mạch- tĩnh mạch, thì một ống nối nhân tạo nối động mạch- tĩnh mạch (AV graft) sẽ được tiến hành.
  • Còn trong trường hợp bạn cần lọc máu cấp cứu, bác sĩ sẽ tạo đường truyền tĩnh mạch trung tâm ở cổ.
  • Đa phần mỗi bệnh nhân cần có 3 liệu trình lọc máu mỗi tuần, mỗi liệu trình kéo dài khoảng 4 tiếng.
  • 2 cây kim nhỏ sẽ được đưa vào đường dò động mạch- tĩnh mạch hoặc ống dò động mạch- tĩnh mạch, sau đó 2 kim sẽ được cố định lại. Một kim sẽ từ từ lấy máu và chuyển máu đến máy lọc (dialyser).
  • Máy lọc được cấu tạo bởi nhiều màng (membrane) có chức năng như các lưới lọc và chứa dịch đặc biệt (dialysate). Màng lọc của máy lọc các sản phẩm thừa thải độc hại có trong máu của bạn, các chất thải này sẽ được dịch đặc biệt (dialysate) của máy giữ lại. Dịch đặc biệt (dialysate) đã qua sử dụng được bơm ra khỏi máy lọc, và máu đã được lọc sẽ được bơm trở lại vào trong cơ thể bởi kim còn lại.
  • Trong suốt liệu trình lọc máu, bạn sẽ ngồi. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, sử dụng điện thoại hoặc ngủ!
  • Sau khi liệu trình hoàn thành, các kim được rút ra rồi bạn có thể về nhà ngay.
HoiBenh.vn-chay-than-nhan-tao-co-dau-khong-quy-trinh-chay-than-nhu-the-nao-body-3
Quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc máu

Các lưu ý khi được thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc máu

  • Lượng dịch bạn uống cần được hạn chế nghiêm ngặt. Điều này là quan trọng vì máy lọc sẽ không thể loại bỏ chất thải của 2- 3 ngày từ máu của bạn trong 4 giờ nếu bạn uống quá nhiều. Lượng dịch được phép uống sẽ phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn. Phần lớn bệnh nhân chỉ được uống 1000 đến 1500 ml mỗi ngày.
  • Loại thức ăn bạn ăn trong khi đang lọc máu. Điều này là quan trọng bởi vì các chất điện giải như Natri, Kali, Phosphorus- những chất thường được thận của bạn lọc, trong trường hợp suy thận, có thể tăng cao rất nhanh giữa các liệu trình lọc máu. Chế độ dinh dưỡng sẽ được bác sĩ xây dựng cho từng cụ thể. Nhìn chung, đó là chế độ hạn chế muối, Kali, phosphorus.
HoiBenh.vn-chay-than-nhan-tao-co-dau-khong-quy-trinh-chay-than-nhu-the-nao-body-4
Chế độ hạn chế muối, Kali, phosphorus

Quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc màng bụng

Có 2 loại lọc màng bụng:

  • Lọc màng bụng cấp cứu liên tục (CAPD)- là quy trình chạy thận nhân tạo mà máu của cơ thể sẽ được lọc nhiều lần trong ngày.
  • Lọc màng bụng tự động (APD)- là quy trình chạy thận nhân tạo mà một máy lọc giúp lọc máu của bạn trong lúc ngủ.

Trước khi bạn có thể CAPD hoặc APD, một lỗ mổ sẽ được tạo ra ở bụng của bạn.

Lỗ này cho phép dịch dialysate được bơm vào trong khoảng không của màng bụng.

Một mở lỗ da thường tại dưới rốn. Một ống nhỏ gọi là catheter được đưa vào trong lỗ mở da sẽ được lưu lại và cần vài tuần cho lành trước khi bắt đầu quy trình lọc màng bụng.

Catheter được lưu lại cố định một thời gian dài, mà điều này khiến một số bệnh nhân cảm thấy khó khăn.

Trong trường hợp này, bạn có thể tham vấn bác sĩ để chuyển sang phương pháp lọc máu.

Lọc màng bụng cấp cứu liên tục:

Các thiết bị được sử dụng để thực hiện CAPD bao gồm:

  • Túi chứa dịch dialysate
  • Túi trống để chứa chất độc hại thừa thải được lọc ra từ máu
  • Một số các ống được sử dụng để cố định 2 túi vào catheter

Lúc đầu, túi chứa dịch lọc dialysate được gắn vào catheter ở dưới rốn. Lúc này, dịch lọc dialysate có thể chảy vào ổ bụng, và ở trong ổ bụng vài giờ.

Khoảng thời gian dịch lọc nằm trong ổ bụng sẽ khiến các chất thừa thải độc hại trong máu sẽ đi ra khỏi máu và hòa vào dịch lọc (dịch lọc không chảy ngược vào trong máu).

Sau đó vài giờ, dịch đã lọc được dẫn lưu ra túi trống. Túi mới chứa dịch lọc được tiếp tục đưa vào ổ bụng.

Quy trình này mất khoảng 30 đến 40 phút.

CAPD cần được lập lại 4 lần một ngày, sau đó catheter được rút ra.

HoiBenh.vn-chay-than-nhan-tao-co-dau-khong-quy-trinh-chay-than-nhu-the-nao-body-5
Quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc màng bụng

Lọc màng bụng tự động

APD thì tương tự CAPD, ngoài trừ việc một máy máy tự động chuyển dịch từ túi lọc sang túi trống, và cho phép bạn ngủ.Quy trình này kéo dài từ 8 đén 10 giờ.Ở cuối mỗi liệu trình, một ít lượng dịch lọc sẽ được giữ lại trong ổ bụng của bạn. Nó sẽ được dẫn lưu trong liệu trình tiếp theo.Một số bệnh nhân lo lắng khi chạy APD mà cúp điện hoặc trục trặc kỹ thuật. Nhưng việc lỡ một đêm không lọc thì không gây hại.Chế độ dinh dưỡng và hạn chế dịch ngặt trong quy trình lọc màng bụng không quá nghiêm như trong lọc máu.

Chạy thận nhân tạo có đau không?

Chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc máu hoặc lọc màng bụng không gây đau.

Nhưng một số bệnh nhân cảm thấy mệt, chóng mặt, chuột rút trong quy trình lọc máu. Điều này được giải thích bởi sự thay đổi dịch đột ngột khi lọc.

Chạy thận nhân tạo không gây đau. Bệnh nhân thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo bằng phương pháp lọc máu cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, lượng nước uống vào để tránh tình trạng ứ chất độc hại vì máy không thể lọc hết khi cơ thể thừa quá nhiều dịch.

Xem thêm:

  • Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền?
  • Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo bạn nên tham khảo
  • Đang chạy thận có nên đi du lịch dài ngày?